Từ 6/9, người đi chợ, đi siêu thị ở Hà Nội thế nào khi chốt cứng 3 vùng?

Thứ Bảy, ngày 04/09/2021 11:46 AM (GMT+7)
>> Sự kiện: Tin tức COVID-19

Sở Công Thương Hà Nội cam kết bảo đảm đầy đủ nguồn hàng và điều phối, cung ứng hàng hóa đến người dân trên địa bàn khi thực hiện phân chia thành 3 vùng sau ngày 6/9.

Lưu bài Bỏ lưu bài
Chia sẻ

Sau khi TP.Hà Nội quyết định triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại 3 vùng từ 6 giờ ngày 6/9 đến 6 giờ 21/9, Sở Công Thương Hà Nội vừa công bố kế hoạch đảm bảo nguồn cung và điều phối hàng hoá.

Theo đó, đối với vùng 1, đảm bảo cung ứng hàng hóa cho khoảng 3,78 triệu người với 10 mặt hàng lương thực thực phẩm (gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, dầu ăn, gia vị, rau củ quả, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm chế biến từ ngũ cốc), 2 mặt hàng phòng chống dịch (khẩu trang kháng khuẩn và nước sát khuẩn) và 4 mặt hàng thiết yếu khác phục vụ trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ.

Lực lượng chức năng lập chốt kiểm soát dịch tại khu vực có ca dương tính SARS-CoV-2.

Lực lượng chức năng lập chốt kiểm soát dịch tại khu vực có ca dương tính SARS-CoV-2.

Vùng 1 sẽ có 78 siêu thị, 149 chợ, 5.095 điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu, 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu có hình thức bán hàng trực tuyến, 927 địa điểm sẵn sàng trưng dụng làm kho, điểm bán hàng lưu động ngay khi cần thiết.

Trong đó, ở vùng đỏ, khu vực cách ly, phong tỏa, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng Phương án cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người dân (sử dụng lực lượng shipper, các lực lượng khác: phụ nữ, thanh niên, tổ dân phố,… để đưa hàng đến từng hộ dân hoặc đến các chốt).

Người dân được UBND quận/huyện thực hiện phát phiếu mua hàng 2 lần/tuần cho từng hộ gia đình trên địa bàn quận/huyện để mua hàng trực tiếp tại các điểm bán. Còn mua hàng theo hình thức mua hàng trực tuyến, các đơn vị cung ứng hàng hóa thực hiện giao hàng qua nhân viên giao hàng theo địa bàn các quận/huyện. Đặc biệt, đặt online chỉ ship trong quận.

Mua hàng tại các điểm bán hàng lưu động trên địa bàn, UBND các phường/xã thông báo cụ thể thời gian, địa điểm,… để người dân tham gia mua sắm.

Vùng 2 có 10 siêu thị, 102 chợ, 1.178 cửa hàng tiện ích, 653 điểm bố trí bán hàng lưu động, 49 cửa hàng gas, 112 cửa hàng xăng dầu.

Vùng 3 có 13 siêu thị, 198 chợ, 3.273 cửa hàng tiện ích, 838 điểm bố trí bán hàng lưu động, 304 cửa hàng gas, 242 cửa hàng xăng dầu.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, thành phố sẽ đảm bảo đầy đủ nguồn hàng và điều phối, cung ứng hàng hóa đầy đủ đến người dân trên địa bàn. Người dân yên tâm không cần mua sắm tích trữ, chỉ mua đủ dùng cho 3 ngày/tuần theo lịch đi mua hàng.

Trước đó, chiều 3/9, tại cuộc họp thông tin về các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 của TP Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội, đã thông tin về 6 nhóm đối tượng dự kiến được cấp giấy đi đường. Công an Hà Nội đã báo cáo kế hoạch cấp giấy đi đường giai đoạn giãn cách mới gửi đến UBND TP Hà Nội xem xét, phê duyệt.

Theo kế hoạch này, người đi mua lương thực thực phẩm, thuộc nhóm đối tượng số 5 được cấp giấy đi đường. Thẩm quyền cấp là công an phường, xã, thị trấn.  

Quy trình cấp giấy cho người đi chợ, siêu thị:

Cảnh sát khu vực lập danh sách các hộ gia đình theo địa bàn xã/phường/thị trấn quản lý.

Gửi danh sách cho cán bộ xã/phường/thị trấn để xét duyệt hoặc từ chối duyệt.

Cán bộ xã/phường/thị trấn gửi lại thẻ đi chợ, siêu thị được duyệt cho Công an xã/phường/thị trấn đóng dấu xác nhận.

Cảnh sát khu vực gửi lại Thẻ đi chợ, siêu thị đã được duyệt, đóng dấu cho đại diện hộ gia đình theo địa bàn quản lý.

Nga sẽ cung cấp 20 triệu liều vắc-xin Covid-19 cho Việt Nam trong năm 2021

Tiếp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Krivoruchko Aleksei Iurievich, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang cảm ơn Nga đã hỗ trợ...

Theo Quỳnh An([Tên nguồn])
Tin bài cùng sự kiện Tin tức COVID-19
(Lật để xem tiếp Bài cùng sự kiện)
(Lật để xem các tin tiếp theo)
(Lật để xem các tin tiếp theo)
Dành cho phái đẹp
Lên đầu trang