Chia sẻ

Tàu cổ ở biển Hội An có thể được làm từ thế kỷ 14-16

Sự kiện: Thời sự
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Quảng Nam - Khảo sát bước đầu cho thấy tàu cổ lộ thiên ở bờ biển TP Hội An có kỹ thuật đóng của Đông Nam Á và Trung Quốc, niên đại cuối thế kỷ 14 đến 16.

Ngày 12/5, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An thông tin kết quả khảo sát tàu cổ ở bờ biển Thịnh Mỹ, phường Cẩm An.

Cuối năm 2023, tại bờ biển Thịnh Mỹ, sát khu vực resort, sóng biển đánh lộ thiên một phần tàu gỗ chôn vùi trong cát. Tàu cách bờ biển đang sạt lở khoảng 15 m, gỗ màu nâu đen, nhô khỏi mặt nước 10-30 cm. Đến giữa tháng 2/2024, tàu lộ thiên hình dáng, rộng 4,7 m, dài hơn 16 m. Ba tháng sau, tàu lại bị cát vùi lấp.

Để xác định giá trị con tàu, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An phối hợp với trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TP HCM, Bảo tàng Quảng Nam khảo sát, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu thu thập dữ liệu khảo sát và thu thập mẫu vật ngày 8-12/5/2024. Giai đoạn sau là gửi và nhận các kết quả phân tích mẫu vật từ cơ quan phối hợp.

Tàu cổ lộ thiên hồi tháng 2/2024. Ảnh: Đắc Thành

Tàu cổ lộ thiên hồi tháng 2/2024. Ảnh: Đắc Thành

Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy tàu có 28 giang (còn gọi là cong giang hay cây cong hoặc sườn). Giang làm từ gỗ bằng lăng (săng lẻ) dày 11,5-16 cm, rộng 25-31,5 cm, với khoảng cách không đều 35-40 cm. Tàu có 12 khoang, lòng khoang sâu khoảng 1,6 m, vách ngăn khoang làm bằng gỗ thông. Ván be dày 7 cm được làm từ gỗ kiền kiền, một số vị trí trên thân tàu được làm hai lớp ván.

Từ các kết quả khảo sát và phân tích mẫu cho thấy vị trí phát hiện tàu năm 1905 là đất liền, cách mép nước khoảng 700-800 m. Sau đó biển lấn sâu vào đất liền hàng trăm mét.

Về con tàu, các chuyên gia nhận định cấu trúc tàu thể hiện đặc trưng thuyền truyền thống Biển Đông. Đây là kiểu thuyền kết hợp hai kỹ thuật đóng tàu tiến bộ của Đông Nam Á và Trung Quốc, niên đại giữa cuối thế kỷ 14 đến 16.

Gỗ lộ thiên hồi tháng 12/2023. Ảnh: Đắc Thành

Gỗ lộ thiên hồi tháng 12/2023. Ảnh: Đắc Thành

Đặc trưng kết cấu tàu thuyền truyền thống Đông Nam Á thể hiện ở lô mũi (sống mũi) có nhiều lớp ván be, dùng gỗ nhiệt đới làm cấu trúc chính của vỏ, khung xương dùng gỗ bằng lăng làm giang và gỗ kiền kiền làm ván be.

Một số đặc trưng của kết cấu tàu thuyền truyền thống Trung Quốc là vách ngang chia tàu thành nhiều khoang, dùng đinh sắt cố định, kỹ thuật đóng đinh sắt xiên rìa cạnh ván và dùng gỗ ôn đới.

Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, nói sự tồn tại của tàu không chỉ là minh chứng cho lịch sử hàng hải phát triển sôi động của Hội An trước khi tiếp xúc với hàng hải phương Tây mà còn là "bảo vật" tàu cổ cực kỳ hiếm hoi đến nay còn được bảo tồn khá nguyên vẹn không chỉ ở Việt Nam mà cả Đông Nam Á.

Hiện tàu bị cát bồi lấp. Ảnh: Đắc Thành

Hiện tàu bị cát bồi lấp. Ảnh: Đắc Thành

Tàu cổ là minh chứng độc đáo, sống động cho thời kỳ thương mại nhộn nhịp ở Biển Đông. Trong đó, vùng biển Hội An nhiều thế kỷ giữ vị trí chiến lược trên tuyến đường hàng hải quốc tế kết nối Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Nam Á và phương Tây và là một phần của "Con đường thương mại trên biển".

Nhiều vị trí tàu còn giữ nguyên bề mặt gốc của cấu trúc, kết cấu gỗ cứng chắc, một số liên kết còn chặt chẽ. "Qua khảo sát cho thấy tiềm năng rất lớn về một cấu trúc tương đối còn nguyên vẹn của tàu Cẩm An, nói cách khác là khả năng phục nguyên cấu trúc của con tàu rất cao nếu được khai quật và bảo tồn", ông Phú nói.

Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An đề xuất lập kế hoạch, giải pháp chi tiết cho công tác khai quật và bảo tồn con tàu cùng các hiện vật thu thập được nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam đề nghị UBND TP Hội An chỉ đạo cơ quan chuyên môn đề xuất khai quật khẩn...

Theo Đắc Thành ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Thời sự

Xem Thêm