Chia sẻ

Bộ trưởng Nội vụ: Bỏ cấp huyện, nhiệm vụ của xã, phường mới sẽ 'rất nặng'

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

“Đây là lúc đặt ra yêu cầu rất cao về quản trị quốc gia, xây dựng địa phương hiện đại, bộ máy hiệu lực, hiệu quả, đồng thời hướng đến mục tiêu cải cách nền công vụ”, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ.

Cấp xã thực hiện chính sách từ Trung ương và cấp tỉnh

Bộ Nội vụ đã công bố và lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị định phân định thẩm quyền lĩnh vực nội vụ khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Theo quy định hiện hành, chính quyền địa phương bao gồm 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Theo dự kiến sửa đổi Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương với chủ trương không tổ chức chính quyền cấp huyện. Qua đó, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước cấp huyện phải có sự điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Trên cơ sở đó, dự thảo đã phân định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước sau khi kết thúc hoạt động của chính quyền cấp huyện.

Về phân định thẩm quyền, Bộ Nội vụ nêu rõ, cấp xã chủ yếu thực hiện chính sách từ cấp Trung ương và cấp tỉnh ban hành, tập trung vào các nhiệm vụ phục vụ người dân, trực tiếp giải quyết các vấn đề của cộng đồng dân cư, cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn.

Chính quyền cấp xã mới đảm nhận các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện hiện nay.

Trong khi đó, Chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã.

Dự thảo quy định nhiệm vụ quản lý nhà nước từ cấp huyện chuyển xuống cấp xã với 8 lĩnh vực (văn thư và lưu trữ nhà nước, thi đua khen thưởng, tiền lương – bảo hiểm xã hội, việc làm, an toàn lao động, tổ chức cán bộ, thanh niên và bình đẳng giới, tổ chức phi chính phủ và lĩnh vực người có công).

Trong khi đó, nhiệm vụ quản lý nhà nước từ cấp huyện chuyển lên cấp tỉnh gồm 4 lĩnh vực (văn thư và lưu trữ nhà nước, thi đua khen thưởng, tiền lương – bảo hiểm xã hội và lĩnh vực việc làm, an toàn lao động).

90 nhiệm vụ cấp huyện chuyển về cấp xã mới

Tại Quốc hội, phát biểu tại phiên thảo luận tại tổ về dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự án được sửa đổi căn bản, toàn diện với triết lý, tư duy cải cách, đổi mới, tiến bộ và phát triển.

“Đây là lúc đặt ra yêu cầu rất cao về quản trị quốc gia, xây dựng địa phương hiện đại, bộ máy hiệu lực, hiệu quả, đồng thời hướng đến mục tiêu cải cách nền công vụ”, bà Trà nói.

Theo tư lệnh ngành Nội vụ, vấn đề lớn đầu tiên, rất căn cơ, là việc xác lập mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thay cho mô hình 3 cấp hiện nay.

Trong đó, mô hình đặc khu tập trung hướng đến 13 huyện đảo hiện nay. Về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, dự luật cũng nêu các tiêu chí, điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, những đơn vị đặc biệt cũng nằm trong tổng thể chính quyền địa phương 2 cấp.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng phân định rành mạch thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương. Trong đó, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển cho xã, phường mới và còn phân cấp thêm từ tỉnh xuống.

"Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của xã, phường mới sẽ rất nặng. Qua rà soát 99 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện, có 90 nhiệm vụ của cấp này sẽ chuyển cho cấp xã mới. Với 9 nhiệm vụ còn lại được đưa lên cấp tỉnh”, bà Trà cung cấp thông tin mới nhất.

Các chức danh lãnh đạo đảng ủy cấp xã, cần xem xét, bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực; đồng thời theo thứ tự định...

Theo Luân Dũng ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Sáp nhập tỉnh thành, bộ máy

Xem Thêm