Bí mật bên trong nhà máy thử nghiệm độ bền của iPhone
Mới đây, một góc nhìn hiếm hoi bên trong phòng thí nghiệm độ bền iPhone, nơi Apple "tra tấn" sản phẩm của mình đã được hé lộ.
Apple đã tiến hành rất nhiều thử nghiệm trong quá trình phát triển sản phẩm, đảm bảo chúng có tuổi thọ lâu dài và đáng tin cậy ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt. Công ty đã thử nghiệm ít nhất 10.000 chiếc iPhone trước khi ra mắt để cố gắng bao quát mọi khía cạnh.
iPhone phải trải qua hàng loạt các thử nghiệm khắc nghiệt.
Nhà sản xuất iPhone không thường xuyên cho người ngoài vào phòng thí nghiệm của mình nhưng Apple đã mời một số người tham dự Hội nghị các nhà phát triển - WWDC 2025 đến thăm một phòng thí nghiệm để tự mình xem xét các điều kiện mà họ mong đợi chiếc iPhone của mình có thể tồn tại…
Đây không phải là lần đầu tiên Apple cho người ngoài tham quan một trong những phòng thí nghiệm thử nghiệm độ bền của mình. Năm ngoái, MKBHD đã có chuyến tham quan riêng và chia sẻ một số video từ đó. Nhưng năm nay, Counterpoint đã cung cấp mô tả chi tiết hơn về những thử nghiệm đó.
Có 4 loại thử nghiệm:
- Thử nghiệm trong nhiều môi trường khác nhau
- Khả năng chống nước
- Khả năng chịu tác động
- Khả năng chống rung
Thử nghiệm trong các môi trường khác nhau
Những thử nghiệm này sẽ mô phỏng các thách thức về khí hậu mà các thiết bị đang sử dụng tại 175 quốc gia trên toàn thế giới phải đối mặt.
Theo đó, những người tham quan đã được chứng kiến các thử nghiệm tiếp xúc với muối kéo dài tới 100 giờ, tiếp xúc với cường độ ánh sáng cao và tiếp xúc với bụi từ sa mạc Arizona để phân tích những gì xảy ra khi các hạt cát mịn xâm nhập vào loa iPhone hoặc cổng sạc. Một số thử nghiệm đối với tai nghe không dây AirPods còn liên quan đến việc tạo ra các phiên bản nhân tạo của mồ hôi và ráy tai.
Ảnh minh họa.
Các thử nghiệm này được điều chỉnh thêm để tương ứng với những thay đổi bên ngoài môi trường.
Khả năng chống nước
Khả năng chống nước và bụi được đo bằng xếp hạng IP, các tiêu chuẩn do ngành công nghiệp điện tử đặt ra với các tiêu chí cụ thể cho từng loại.
Ví dụ, iPhone 16 Pro có xếp hạng IP68, là xếp hạng cao nhất hiện có. Điều này có nghĩa là iPhone 16 Pro sẽ không bị bụi xâm nhập trong bất kỳ thử nghiệm nào và có thể hoạt động bình thường sau khi bị ngâm trong nước ở độ sâu 6 mét trong 1 giờ.
Các thử nghiệm về nước của Apple bắt đầu nhẹ nhàng sau đó tăng dần.
Thử nghiệm IPX bắt đầu bằng bài kiểm tra nước nhỏ giọt để mô phỏng mưa và sự xâm nhập của nước. Tiếp theo là áp suất nước mô phỏng thông qua các tia nước xung quanh mọi góc của sản phẩm. Khi vượt qua bài kiểm tra này, sản phẩm sẽ đủ điều kiện để được xếp hạng IPX5.
Sau đó là nước bắn áp suất cao từ xa, giúp sản phẩm đạt xếp hạng IPX6 và cuối cùng là một bể chứa áp suất mô phỏng độ sâu của nước, giúp sản phẩm đạt xếp hạng IPX7 và IPX8 khi ngâm thành công ở độ sâu lần lượt là 1 mét và 6 mét.
Xếp hạng IP chỉ liên quan đến bụi và nước nhưng các bài kiểm tra của Apple cũng bao gồm các mối nguy hiểm thường gặp khác từ chất lỏng như nước ngọt, nước trái cây, kem chống nắng và nước hoa.
Thử nghiệm thả rơi
Mỗi lần thả rơi đều khác nhau, tùy thuộc vào độ cao, vật liệu mà iPhone tiếp đất và góc va chạm chính xác.
Để gần hơn với các tình huống thực tế, Apple đã phát triển một robot thả rơi các thiết bị ở nhiều góc độ khác nhau và thậm chí trên các bề mặt khác nhau, bao gồm ván dăm, đá granit và nhựa đường. Hơn nữa, mỗi lần thả đều được phân tích thông qua một ứng dụng mà các kỹ sư của Apple có thể truy cập.
Thử nghiệm chống rung
Thực tế cho thấy, iPhone cần có khả năng sống sót khi nằm trong giỏ xe máy chạy trên địa hình gồ ghề.
Các tần số này được mô phỏng thông qua một bàn rung để tạo ra các môi trường rung lắc và tác động khác nhau mà sản phẩm có thể gặp phải trong quá trình vận chuyển hoặc các điều kiện thực tế khác, bao gồm cả đối với các nhà sản xuất xe máy khác nhau. Bàn rung có các sản phẩm được buộc lên trên trong thời gian dài và chịu các tần số khác nhau.
Khám phá sự khác biệt giữa iPhone 16 và iPhone 13: từ camera 48MP đến chip A18, liệu bạn có nên nâng cấp?