Rối loạn cương dương: Không chỉ là 'chuyện phòng the'
Rối loạn cương dương (RLCD) không chỉ là vấn đề sinh lý mà còn là gánh nặng tâm lý to lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc cá nhân.
Bệnh nhân Hồ Văn Th., 42 tuổi, nhập viện trong tình trạng buồn chán, có ý muốn tự sát. Anh Th. có tiền sử công việc căng thẳng, thường xuyên làm việc đêm và uống nhiều cà phê. Khoảng gần 2 năm trước, anh nhận thấy mình ít quan hệ với vợ hơn và bắt đầu gặp khó khăn trong việc cương cứng. Anh đã tự ý mua thực phẩm chức năng và thấy có cải thiện ban đầu.
Rối loạn cương dương (RLCD) không chỉ là vấn đề sinh lý mà còn là gánh nặng tâm lý to lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc cá nhân. Ảnh minh họa: Internet
Bệnh nhân ban đầu được chẩn đoán "Giai đoạn trầm cảm vừa có triệu chứng cơ thể" và điều trị ngoại trú. Sau đó, anh Th. được nhập viện Sức khỏe Tâm thần và chẩn đoán theo dõi "Giai đoạn trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần có ý tưởng hành vi tự sát". Trong quá trình điều trị, bệnh nhân đã cởi mở chia sẻ về vấn đề giảm ham muốn tình dục và không cương dương được. Kết quả trắc nghiệm tâm lý cho thấy chỉ số IIEF-5 là 11 điểm (xếp vào mức rối loạn cương dương vừa-nặng) và ASEX 28 điểm (rối loạn tình dục nặng).
Khi xuất viện, bệnh nhân được cập nhật chẩn đoán: "Giai đoạn trầm cảm nặng không có loạn thần/ Rối loạn cương dương". Đơn thuốc bao gồm thuốc chống trầm cảm kết hợp với thuốc điều trị rối loạn cương dương. Đồng thời, bệnh nhân được chỉ định trị liệu tâm lý cá nhân ngoại trú 1-2 lần/tuần và được tư vấn thay đổi lối sống: Tập thể dục đều đặn tối thiểu 30 phút/ngày, giảm caffeine, ngừng sử dụng thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc. Gia đình bệnh nhân cũng được hướng dẫn theo dõi sát sao 24/24 giờ.
Sau 3 tuần tái khám, bệnh nhân được vợ đưa đến. Tình trạng khí sắc đã khá hơn, vận động và giao tiếp tốt hơn, dù chưa đi làm lại. Bệnh nhân không còn ý tưởng tự sát, ăn ngủ tốt. Điều đáng mừng là anh đã có thể quan hệ tình dục trở lại với vợ, có cương cứng được, mặc dù vẫn còn một chút lo lắng về khả năng duy trì.
Trường hợp lâm sàng này là minh chứng rõ ràng cho mối liên hệ chặt chẽ giữa rối loạn cương dương và các vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt là trầm cảm. Việc điều trị đồng thời cả hai tình trạng là yếu tố then chốt để đạt được hiệu quả toàn diện và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Theo BSCKII. Trần Thị Thu Hà, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, nguyên nhân gây rối loạn cương dương có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân đa dạng, bao gồm:
Yếu tố tâm lý: Căng thẳng trong quan hệ tình dục, các vấn đề trong mối quan hệ, stress kéo dài, trầm cảm, lo âu, mất ham muốn tình dục, sự ức chế quá mức hoặc suy giảm khả năng phóng thích nitric oxide (NO) do căng thẳng.
Một số loại thuốc như thuốc hạ áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng androgen, cùng với việc lạm dụng rượu, thuốc lá có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm ham muốn hoặc gây tổn thương mạch máu... Ảnh minh họa: Internet
Yếu tố thần kinh: Các bệnh lý như đột quỵ, bệnh Alzheimer, u não, viêm não, tổn thương tủy sống, viêm tủy, đa xơ cứng, bệnh thần kinh do tiểu đường, chấn thương vùng chậu, hoặc bất kỳ sự gián đoạn nào trong việc khởi phát và dẫn truyền xung động thần kinh cần thiết cho cương cứng.
Một số loại thuốc như thuốc hạ áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng androgen, cùng với việc lạm dụng rượu, thuốc lá có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm ham muốn hoặc gây tổn thương mạch máu.
Tuy nhiên, khoảng 1 năm gần đây, tình trạng sức khỏe tâm thần của bệnh nhân xấu đi rõ rệt: Rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon, sút 3kg trong 4 tháng, luôn cảm thấy chán nản, giảm tự tin, cuộc sống trở nên vô nghĩa. Kéo theo đó là sự giảm sút nghiêm trọng hứng thú và khả năng quan hệ tình dục, số lần quan hệ giảm đáng kể và hầu như không còn cương dương được.
Yếu tố mạch máu: Xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, chấn thương, bệnh Peyronie, ung thư dương vật hoặc tình trạng lưu lượng máu không đủ và hư hại cơ chế chẹn tĩnh mạch ở dương vật.
Yếu tố nội tiết tố: Đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa, thiếu hụt testosterone, cường giáp, rối loạn nồng độ cortisol (bệnh Cushing), suy toàn bộ tuyến yên và nhiều rối loạn nội tiết khác.
Do thuốc và chất kích thích: Một số loại thuốc như thuốc hạ áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng androgen, cùng với việc lạm dụng rượu, thuốc lá có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm ham muốn hoặc gây tổn thương mạch máu.
Dấu hiệu nhận biết
Các dấu hiệu lâm sàng của RLCD bao gồm:
Có ham muốn tình dục nhưng dương vật không đủ độ cương cứng cần thiết để đưa vào âm đạo và tiến hành giao hợp.
Dương vật cương cứng không đúng thời điểm, ví dụ: không cương cứng được khi quan hệ tình dục nhưng lại cương cứng trong những hoàn cảnh không có kích thích tình dục.
Dương vật cương cứng trong thời gian rất ngắn, có thể đưa vào âm đạo nhưng sau đó mềm dần, không duy trì được sự cương cứng đủ để hoàn thành cuộc giao hợp.
Việc hiểu rõ nguyên nhân và nhận biết sớm các dấu hiệu của rối loạn cương dương là bước đầu tiên để tìm kiếm sự hỗ trợ y tế kịp thời.
RLCD thường liên quan đến các yếu tố lối sống hoặc các loại thuốc có thể điều chỉnh hoặc đảo ngược. Việc kiểm soát tốt các tình trạng bệnh lý đi kèm như tiểu đường, tăng huyết áp là bước cơ bản và cần thiết trước khi áp dụng các phương pháp điều trị đặc hiệu khác. Ảnh minh họa: Internet
Điều trị thế nào?
Điều trị RLCD đòi hỏi một cách tiếp cận đa chiều, tích hợp nhiều phương pháp khác nhau:
Thay đổi nhận thức: Bước đầu tiên quan trọng là cung cấp thông tin rõ ràng về các quá trình tâm lý và sinh lý liên quan đến phản ứng tình dục, giúp bệnh nhân hiểu rõ về tình trạng của mình.
Thay đổi yếu tố nguy cơ: RLCD thường liên quan đến các yếu tố lối sống hoặc các loại thuốc có thể điều chỉnh hoặc đảo ngược. Việc kiểm soát tốt các tình trạng bệnh lý đi kèm như tiểu đường, tăng huyết áp là bước cơ bản và cần thiết trước khi áp dụng các phương pháp điều trị đặc hiệu khác.
Trị liệu tâm lý: Các can thiệp tâm lý xã hội như đào tạo kỹ năng tình dục, liệu pháp hôn nhân và giáo dục tâm lý tình dục đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt, liệu pháp Nhận thức và Hành vi (CBT) được khuyến nghị rộng rãi (có thể thực hiện theo nhóm hoặc cặp đôi, thậm chí trực tuyến), nhằm thay đổi các mô hình nhận thức và hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến RLCD, đồng thời tăng cường khả năng thích ứng. Liệu pháp CBT kết hợp với các phương pháp khác thường mang lại hiệu quả tối ưu.
Điều trị nội tiết: Liệu pháp testosterone (dạng tiêm bắp, qua da hoặc uống) có thể được cân nhắc cho nam giới có nồng độ testosterone thấp hoặc dưới mức bình thường và đi kèm các vấn đề về ham muốn tình dục, chức năng cương dương.
Thiết bị cương cứng chân không (VED): Phương pháp này cho thấy hiệu quả cao (lên tới 90%) trong việc đạt được cương cứng đủ để giao hợp, không phụ thuộc vào nguyên nhân RLCD, với tỷ lệ hài lòng từ 27% đến 94%. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng lâu dài có thể giảm dần. Cần lưu ý các tác dụng phụ thường gặp như đau, không xuất tinh, xuất huyết dưới da, bầm tím và chống chỉ định ở bệnh nhân rối loạn đông máu.
Liệu pháp sóng xung kích (LI-SWT): Các nghiên cứu cho thấy LI-SWT có thể cải thiện chất lượng cương cứng, ngay cả ở những bệnh nhân RLCD nặng không đáp ứng với PDE5I.
Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào thể hang đang là một phương pháp được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng.
Cấy ghép dương vật: Bao gồm dương vật giả không bơm hơi (có thể uốn nắn) và dương vật giả bơm hơi.
Tế bào gốc: Một hướng nghiên cứu tiềm năng trong tương lai.
Lời khuyên của bác sĩ
Rối loạn cương dương không chỉ là một vấn đề thể chất mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, sự tự tin và các mối quan hệ cá nhân. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế.
Nam thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội tìm đến bệnh viện khám do không thể "cương cứng" khi gần gũi bạn gái.