Chia sẻ

Người phụ nữ 60 tuổi cùng lúc mắc 2 thể ung thư tuyến giáp thừa nhận sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Sự kiện: Ung thư tuyến giáp
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bệnh nhân phát hiện 2 thể ung thư tuyến giáp từ chối phẫu thuật để tim các phương pháp dân gian, sử dụng sử dụng thảo dược, ăn kiêng... Sau đó, bác sĩ đã phải quyết định cắt toàn bộ tuyến giáp.

Cắt toàn bộ tuyến giáp, điều trị triệt để cho bệnh nhân mắc 2 thể ung thư tuyến giáp

Theo thông tin tư BVĐK Tâm Anh, bà Trúc, 60 tuổi, bà Trúc phát hiện có nhân giáp ở thùy phải hai năm trước. Thời điểm đó, các nhân có kích thước nhỏ, 3.7×1.8mm (phân độ TIRADS 3 – nguy cơ ác tính thấp) và 4.1×3.7mm (phân độ TIRADS 4 – dấu hiệu nghi ngờ ác tính). Do bệnh nhân tuổi cao, có nhiều bệnh nền như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường… nên chưa chỉ định điều trị, căn dặn bà tái khám mỗi 6 tháng.

Một năm sau, kết quả siêu âm cho thấy một trong các nhân đã tăng lên TIRADS 5 – mức nghi ngờ ác tính cao. Khi được bác sĩ tư vấn thực hiện chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA), bệnh nhân từ chối do tâm lý sợ phẫu thuật. Bà Trúc sau đó tìm hiểu các phương pháp dân gian, sử dụng thảo dược, ăn kiêng và trì hoãn can thiệp.

Bác sĩ mổ cắt tuyến giáp cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Bác sĩ mổ cắt tuyến giáp cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Vào tháng 3/2025, bà Trúc đến BVĐK Tâm Anh để khám. ThS.BS.CKI Phan Vũ Hồng Hải, khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch máu cho biết, kết quả siêu âm ghi nhận nhân đã tăng kích thước rõ rệt với 2 nhân giáp thùy phải (7x5x5 mm và 3×2 mm), phân độ TIRADS 5, cộng thêm những nhân bọt biển và nang giáp thùy trái, TIRADS 1. Lúc này bà đồng ý thực hiện FNA, xác định ung thư tuyến giáp dạng nhú (carcinôm dạng nhú).

Sau khi hội chẩn, bác sĩ Hải cho biết hai nhân giáp gần như ác tính, trong đó một nhân tăng kích thước trong thời gian ngắn, cho thấy mức độ di căn nhanh. Bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều bệnh nền, sợ mổ đi mổ lại nếu tế bào ung thư còn sót. Vì thế, ê kíp quyết định cắt toàn bộ tuyến giáp với mục tiêu điều trị triệt để trong một lần duy nhất, giảm tối đa khả năng phải mổ lại.

Nguy hiểm có thể xảy ra khi phẫu thuật ung thư tuyến giáp

ThS.BS.CKI Phạm Hưng, khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch máu cho hay, phẫu thuật tuyến giáp thường không quá phức tạp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong và sau mổ như chảy máu, khàn giọng, mất giọng (do tổn thương dây thần kinh quặt ngược), hạ canxi máu, tụ dịch trong vết mổ, nhiễm trùng và nghiêm trọng nhất là nguy cơ gặp cơn bão giáp trạng. Đây là tình trạng các chỉ số nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ cơ thể tăng cao đến mức nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không xử trí kịp thời.

Ở những bệnh nhân có nhiều bệnh nền như bà Trúc, cuộc mổ càng gặp nhiều thách thức. Việc đảm bảo an toàn không chỉ nằm ở kỹ thuật mổ mà còn là sự phối hợp chặt chẽ giữa gây mê và ngoại khoa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bác sĩ sử dụng lượng thuốc mê phù hợp, tránh để bệnh nhân ngủ quá sâu dễ dẫn đến huyết áp tụt, giảm tưới máu cơ tim gây ảnh hưởng tới chức năng tim. Ê kíp phẫu thuật tiến hành bóc tách cẩn thận, bộc lộ rõ mạch máu, sử dụng dao siêu âm để cắt và cầm máu chính xác. Sau hai giờ, toàn bộ tuyến giáp được bóc tách hoàn toàn, hạn chế tổn thương dây thần kinh và tuyến cận giáp.

Sau mổ, bà Trúc hồi phục tốt, không xuất hiện triệu chứng tim mạch bất thường như đau ngực, khó thở, cũng không gặp các biến chứng của phẫu thuật như chảy máu, nhiễm trùng, tê tay, khàn giọng. Bệnh nhân xuất viện một ngày sau đó.

Kết quả mô bệnh học xác nhận thùy phải tuyến giáp có hai ổ với hai thể ung thư. Một ổ là ung thư thể nhú biến thể thông thường, ổ còn lại là ung thư thể nhú biến thể nang. "Đây là trường hợp ít gặp", bác sĩ Hải chia sẻ. May mắn là cả hai ổ còn giới hạn trong tuyến giáp chưa xâm lấn ra ngoài, tiên lượng sau điều trị rất khả quan. Điều này cho thấy việc cắt toàn bộ tuyến giáp là một quyết định chính xác và an toàn.

Chăm sóc bệnh nhân sau khi điều trị ung thư tuyến giáp

Bác sĩ Hưng cho biết dựa theo hướng dẫn của Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ (ATA 2015), ở trường hợp bệnh nhân có các yếu tố như kích thước nhân giáp nhỏ (ổ lớn nhất 5 mm), còn giới hạn trong tuyến giáp, đã cắt toàn bộ tuyến giáp (điều trị triệt để ngay từ đầu), không bắt buộc sử dụng i ốt phóng xạ sau mổ. 

Sau khi xuất viện, người bệnh nên tái khám định kỳ mỗi 3–6 tháng trong 1–2 năm đầu. Mục tiêu là phát hiện sớm nếu có tái phát hay di căn, đồng thời đảm bảo hormone tuyến giáp được kiểm soát tốt, giúp cơ thể hoạt động bình thường.

Về chế độ ăn uống, người bệnh từng bị ung thư tuyến giáp cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đúng bữa. Có thể ăn uống theo sở thích nhưng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chọn thực phẩm giàu canxi. Ngoài ra, cần tránh thức ăn cay, nóng, dầu mỡ và chất kích thích tim mạch (rượu, bia, nước tăng lực, cà phê…).

Người đàn ông bị ung thư lưỡi thừa nhận thường xuyên hút thuốc. Mỗi ngày ông hút ít nhất 4 bao thuốc lá và kèm theo thói...

Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Ung thư tuyến giáp

Xem Thêm