Sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về thuế quan, doanh nghiệp Việt nói gì?
Thông điệp lần này từ Tổng thống Trump về việc "giảm đáng kể thuế quan cho hàng hóa Việt Nam" cho thấy một tín hiệu tích cực trong tiến trình đàm phán.
Lúc 20 giờ ngày 2-7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump về quan hệ Việt Nam – Mỹ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ và tốt đẹp của quan hệ song phương. Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump hoan nghênh việc hai đoàn đàm phán của hai nước đã thống nhất Tuyên bố chung Việt Nam - Mỹ về Khuôn khổ Hiệp định thương mại đối ứng, công bằng và cân bằng.
Tổng thống Donald Trump đánh giá cao việc Việt Nam cam kết dành quyền tiếp cận thị trường ưu đãi cho hàng hóa của Mỹ, trong đó có xe ô tô phân khối lớn.
Ông khẳng định Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương, nhất là trong các lĩnh vực mà hai bên ưu tiên.
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị phía Mỹ sớm công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường và bỏ hạn chế xuất khẩu đối với một số mặt hàng công nghệ cao.
Hiện vẫn chưa có mức áp dụng cụ thể và quy định chi tiết cho từng ngành hàng chịu thuế
Hiện vẫn chưa có mức áp dụng cụ thể và quy định chi tiết cho từng ngành hàng chịu thuế
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc khối phân tích cá nhân, Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam, cho biết hiện chưa có thông tin cụ thể về các mặt hàng sẽ chịu thuế cụ thể, con số cụ thể sẽ tùy thuộc vào tỉ lệ nguồn gốc xuất xứ. Với tuyên bố của Tổng thống Donald Trump, lợi thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với Trung Quốc, cũng như các nước trong khu vực, vẫn được duy trì. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần tiếp tục quan sát để xem mức thuế cụ thể cho từng quốc gia sẽ được ấn định ra sao.
Điều quan trọng lúc này là cần có định nghĩa rõ ràng cũng như quy định cụ thể về thế nào là hàng hóa trung chuyển, đồng thời Việt Nam phải xây dựng các giải pháp phù hợp để thương thảo với phía Mỹ.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia, hiện vẫn chưa có mức thuế áp dụng cụ thể cũng như các quy định chi tiết cho từng ngành hàng. Tuy nhiên, thông điệp lần này từ Tổng thống Trump về việc "giảm đáng kể thuế quan cho hàng hóa Việt Nam" đã cho thấy một tín hiệu tích cực trong tiến trình đàm phán.
Cơ hội và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Giám đốc khối phân tích khách hàng cá nhân của Công ty Chứng khoán Maybank, cho rằng việc Việt Nam và Mỹ đạt thỏa thuận thương mại chỉ vài ngày trước hạn chót 9-7, là một kết quả tương đối tích cực đối với Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay và khi đã có thêm khoảng thời gian chuyển tiếp cần thiết.
Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thời gian để đàm phán cơ chế chia sẻ chi phí với các nhà nhập khẩu Mỹ, đồng thời điều chỉnh cơ cấu giá thành và tối ưu hoạt động nhằm bảo toàn năng lực cạnh tranh. Không ít doanh nghiệp cũng đã chủ động đa dạng hóa thị trường để giảm sự phụ thuộc quá lớn vào Mỹ.
"Đây là một kết quả đàm phán thành công. Cũng như các doanh nghiệp, Việt Nam được hưởng lợi từ việc giảm thiểu rủi ro chuyển tiếp, qua đó có thêm cơ hội tái cơ cấu động lực tăng trưởng kinh tế theo hướng chất lượng cao, đa dạng và bền vững" - ông Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh.
Chỉ số S&P 500 tăng vào thứ Tư sau khi Tổng thống Donald Trump công bố thỏa thuận thương mại Việt Nam - Mỹ. Tuy nhiên,...