Ông Trump đang khiến công việc của Chủ tịch Fed nhiệm kỳ tiếp theo khó khăn hơn
Tổng thống Donald Trump liên tục kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất, đồng thời tuyên bố sẽ bổ nhiệm người kế nhiệm Chủ tịch Jerome Powell có xu hướng “cắt giảm lãi suất”. Tuy nhiên, chính sự can thiệp đó đang làm suy yếu uy tín của Fed và tạo ra những thách thức không nhỏ cho người kế nhiệm Powell vào tháng 5 năm sau.
Tổng thống Trump công khai thúc ép Fed phải hạ lãi suất, lấy lý do lạm phát hiện đang thấp và nhiều nước khác cũng áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng. Dù cho rằng Fed có thể tăng lãi suất trở lại nếu lạm phát tăng, ông vẫn liên tục chỉ trích cơ quan này đã hành động quá chậm sau đại dịch COVID-19.
Không chỉ chỉ trích đương kim Chủ tịch Jerome Powell, ông Trump còn làm rõ ý định chọn người kế nhiệm với điều kiện là phải ủng hộ việc hạ lãi suất. Điều này dấy lên lo ngại rằng chính sách tiền tệ có thể bị chi phối bởi mục tiêu chính trị, thay vì căn cứ vào dữ liệu kinh tế thực tế.
Trong một tuyên bố qua email, người phát ngôn Nhà Trắng cho rằng ông Trump có quyền “bày tỏ quan ngại về chính sách sai lầm, kể cả chính sách tiền tệ”. Trong khi đó, ông Powell vẫn giữ lập trường không đáp trả công khai, nhấn mạnh Fed đang hành động vì lợi ích của nền kinh tế.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Fed Jerome Powell
Việc chọn người kế nhiệm Powell có ý nghĩa gì?
Việc ông Trump tuyên bố chỉ chọn người sẵn sàng hạ lãi suất khiến nhiều chuyên gia lo ngại tính độc lập của Fed sẽ bị tổn hại. Theo ông Jon Faust, cựu cố vấn đặc biệt của Powell, người kế nhiệm sẽ luôn bị nghi ngờ về sự độc lập nếu được bổ nhiệm theo tiêu chí chính trị.
Các nhà nghiên cứu kinh tế từng chỉ ra rằng, khi ngân hàng trung ương bị chính trị chi phối, kỳ vọng lạm phát sẽ tăng, kéo theo biến động thị trường tài chính và gây bất ổn kinh tế vĩ mô.
Julia Coronado, nhà sáng lập MacroPolicy Perspectives, dự đoán người kế nhiệm Powell có thể không “phá vỡ” Fed, nhưng sẽ âm thầm điều chỉnh chính sách theo áp lực chính trị. Điều này vẫn đủ tạo ra ảnh hưởng đáng kể đến định hướng điều hành lãi suất.
Ai đang nằm trong danh sách ứng viên cho ghế Chủ tịch Fed?
Ông Trump nói ông đang cân nhắc 3- 4 người và sẽ công bố sớm. Một số ứng viên được nhắc tên bao gồm Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent, cựu Thống đốc Fed Kevin Warsh, Thống đốc hiện tại Christopher Waller, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Kevin Hassett và cựu Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass.
Hầu hết các ứng viên này đều đồng tình với quan điểm của ông Trump rằng Fed nên sớm hạ lãi suất. Trong đó, Waller được xem là ứng viên dung hòa: ông công nhận vai trò độc lập của Fed nhưng cũng cho rằng có thể cắt giảm lãi suất nếu dữ liệu kinh tế cho phép.
Tuy nhiên, dù ai làm Chủ tịch, người đó cũng chỉ là một trong 12 thành viên có quyền biểu quyết tại Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC). Nghĩa là, quyết định chính sách vẫn là tập thể, không phụ thuộc hoàn toàn vào một cá nhân.
Hhai yêu cầu cho ứng viên kế nhiệm: vừa phải làm hài lòng ông Trump, vừa phải chứng minh với thị trường rằng mình vẫn bảo vệ tính độc lập của Fed.
Các nhà phân tích cho rằng thị trường sẽ theo dõi phản ứng của lãi suất trái phiếu và kỳ vọng lạm phát ngay sau khi người kế nhiệm được công bố để đánh giá tính đáng tin cậy của quyết định này.
Derek Tang, chuyên gia tại hãng phân tích chính sách tiền tệ LH Meyer, nhận định: “Ứng viên sẽ phải đi trên lưỡi dao – vừa chiều lòng ông Trump, vừa bảo vệ được uy tín của Fed. Điều đó không dễ.”
Trong một tuyên bố gây chú ý mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ...