“Chúa nợ” bỏ phố về quê, biến lá cây dại thành “vàng”, thu 27 triệu/kg
Người đàn ông này đã tìm thấy “vàng xanh” từ giống cây quen thuộc ở vườn nhà bà nội, từ đó giúp dân làng cùng “đổi đời”.
Từ "chúa nợ" đến “vua trà cổ thụ”
Trong một khu rừng nằm ở độ cao trung bình 1.200m tại thôn Long Tan Bei, thành phố En Shi, Trung Quốc, những cây trà xum xuê cùng tồn tại với nhiều loại cây rừng khác nhau. Trang trại trà rộng hàng nghìn mẫu này là nơi đã sản xuất ra loại trà có giá 7.600 NDT (27 triệu đồng)/kg.
Ảnh: cnhubei.com
Đứng sau thành công của những lá trà này là Song Qi Lin - một người dân bản địa có niềm yêu thích đặc biệt với cây trà. Anh từng rời quê để bôn ba lên thành phố, từng có công việc ổn định, thu nhập cao. Năm 2007, anh trở về quê nhà để khởi nghiệp lần đầu với nghề kinh doanh xe bán tải.
Tuy nhiên, vạn sự khởi đầu nan, anh đã mất sạch khoản tiền tích lũy dùng để đầu tư và mắc nợ khoảng 500.000 - 600.000 NDT (1,7 - 2,1 tỷ đồng). Sau đó, anh tìm mọi cách xoay xở để gỡ gạc lại vốn và trả nợ. Dù vậy, việc kiếm tiền vẫn không khởi sắc nhiều như anh kỳ vọng.
Ảnh: cnhubei.com
Cho đến năm 2014, cuộc đời Qi Lin bỗng xuất hiện một bước ngoặt đặc biệt. Anh đi dạo dưới gốc cây trà cổ thụ ở nhà. Anh chợt nhớ lại bà nội từng kể rằng, cây trà ở nhà bà ít nhất cũng đã có tuổi đời hàng trăm năm.
Sau khi được sở lâm nghiệp địa phương giám định, anh phát hiện cây trà lâu đời nhất trong vườn đã hơn 400 năm tuổi. Sau khi nghiên cứu sự phát triển của ngành công nghiệp trà En Shi, người đàn ông này đã bắt đầu dấn thân vào lĩnh vực trà vào tháng 4/2014. Năm đó, ông mở tiệm trà đầu tiên tại khu du lịch En Shi Nv Er Cheng để các du khách nếm thử trà.
Ảnh: cnhubei.com
Vào thời điểm đó, sản lượng trà chỉ đạt 40kg. Tuy nhiên vị thơm độc đáo của trà cổ thụ và dư vị êm dịu đã giành được đánh giá tích cực từ thị trường.
Để tăng độ nhận diện của loại trà này, Qi Lin đã áp dụng chương trình “uống ⅓, tặng ⅓, bán ⅓” và dần mở rộng quy mô bán hàng.
Chăm trà không thuốc trừ sâu, dùng cỏ dại thối rữa làm mùn
Năm 2016, Qi Lin gặp Zhang Wen Qi, người sáng lập thương hiệu En Shi Run Bang. Sau khi nếm thử trà cổ thụ, Wen Qi lập tức đề nghị hợp tác. Sau đó, công ty đã mở rộng hợp đồng với vườn trà cổ thụ tự nhiên của làng, với tổng diện tích 1.000 mẫu, bao gồm những cây trà cổ thụ hơn 100 năm tuổi. Công ty chỉ quản lý vườn trà, quyền sở hữu vẫn thuộc về dân làng, tất cả những lá trà hái được đều thuộc về dân làng.
Theo Qi Lin giới thiệu, công ty đã xây dựng xưởng chế biến trà truyền thống rộng hơn 800 mét vuông và không gian trưng bày văn hóa trà theo phong cách trang viên rộng 800 mét vuông. Công ty sản xuất 500 kg trà Enshi Yu Lu (loại trà đặc sản của Hồ Bắc), 500 kg trà đen và 500 kg trà trắng hàng năm, doanh thu hàng năm hơn 4 triệu NDT (14,2 tỷ đồng).
Để đảm bảo trà giữ được chất lượng tự nhiên nguyên chất, vườn trà của Qi Lin không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hay cắt tỉa cành. Ông chỉ nhổ cỏ vào mùa đông bằng phương pháp thủ công, để cỏ dại thối rữa tự nhiên và cung cấp mùn cho cây trà.
Trà của Qi Lin có giá khởi điểm là 7.600 NDT (27 triệu đồng)/kg, vô cùng đắt đỏ, nhưng ông không lo rằng "mức giá trên trời" sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Ông nhận định, khi mức sống của người dân được cải thiện, nhu cầu về đồ uống xanh và sạch cũng sẽ tăng lên. Mặt khác, trà cây cổ thụ rất hiếm và chi phí sản xuất cao hơn nhiều so với các loại trà thông thường khác trên thị trường.
Vườn trà cũng mang lại thu nhập khả quan cho dân làng. Chị Yang Qin Xian, một người dân địa phương cho biết, hai vợ chồng cô làm việc tại nhà máy của Qi Lin và có thể hái khoảng 6kg lá trà tươi mỗi ngày. Trong mùa thu hoạch trà, tổng thu nhập của hai vợ chồng có thể đạt hơn 12.000 NDT (42,6 triệu đồng).
Trong khi nhiều người chọn ở lại thành phố lớn, người đàn ông này lại bỏ về quê làm nông dân, sống chung với gà mỗi...