Chia sẻ

Bão Wipha rất mạnh khi vào Biển Đông tác động đến thời tiết những khu vực nào?

Sự kiện: Bão số 3 Wipha
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bão số 3 có khả năng gây gió mạnh tại khu vực ven biển, đặc biệt từ Bắc Bộ đến Bắc Trung Bộ. Từ ngày 21/7 trở đi, các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có khả năng ghi nhận gió mạnh ở ven biển, sau đó lan dần vào sâu trong đất liền.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 20 giờ ngày 18/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 122,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/giờ), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 25km/h.

Dự báo rạng sáng mai (19/7), bão sẽ vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm nay. Khoảng từ chiều 21/7, bão bắt đầu tác động đến đất liền nước ta, đặc biệt là khu vực từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Phạm vi ảnh hưởng của bão sẽ bao phủ 18 tỉnh, trong đó có 1.713 xã.

Bão Wipha mạnh lên khi vào Biển Đông.

Bão Wipha mạnh lên khi vào Biển Đông.

Tối 18/7, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, bão Wipha hiện đang hoạt động trong một điều kiện môi trường rất thuận lợi. Nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực bão hoạt động và vùng phía Bắc Biển Đông – nơi bão dự kiến đi vào – đang ở mức cao nhất khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, khoảng 30–31°C. Mức nhiệt này cao hơn cả khu vực giữa và nam Biển Đông, cũng như khu vực ngoài khơi phía bắc Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, độ đứt gió ở các tầng khí quyển trên cao hiện đang ở mức thấp, tạo điều kiện thuận lợi để hơi ẩm tích tụ và hỗ trợ quá trình phát triển của bão. Dự báo trong vòng 24 đến 72 giờ tới, bão Wipha sẽ có xu hướng mạnh lên. Cường độ mạnh nhất có thể đạt được là khi bão áp sát bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc).

"Mặc dù còn sớm để xác định chính xác thời điểm bão tác động trực tiếp đến đất liền nước ta, nhưng theo các phân tích hiện tại, bão số 3 có khả năng gây gió mạnh tại khu vực ven biển, đặc biệt từ Bắc Bộ đến Bắc Trung Bộ. Từ ngày 21/7 trở đi, các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có khả năng ghi nhận gió mạnh ở ven biển, sau đó lan dần vào sâu trong đất liền.

Cũng trong khoảng thời gian từ 21 đến 23–24/7, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An nhiều khả năng sẽ xuất hiện một đợt mưa lớn trên diện rộng", ông Nguyễn Văn  Hưởng lưu ý.

Đáng lưu ý, thời điểm bão Wipha đi vào Biển Đông trùng với giai đoạn áp cao cận nhiệt đới mở rộng, khiến hướng di chuyển của bão có xu hướng nhanh hơn bình thường. Tuy tốc độ di chuyển nhanh nhưng cường độ bão được nhận định là sẽ mạnh và ít biến động.

Đặc điểm của bão Wipha là có khả năng mạnh lên nhanh khi vào Biển Đông. Ngoài yếu tố nhiệt độ mặt nước biển cao, độ đứt gió thấp cũng tạo điều kiện cho độ ẩm trong khí quyển tích tụ, giúp bão phát triển. Đồng thời, lớp nhiệt độ trong khí quyển đại dương cũng đang ở mức thuận lợi, khiến bão hoạt động mạnh và tăng tốc nhanh, trung bình khoảng 20 km/h, có thể cao hơn.

Trong đợt mưa sắp tới do ảnh hưởng của bão, cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ lớn ở khu vực Bắc Bộ, đặc biệt là vùng núi. Các tỉnh miền núi phía Tây của Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh cũng có khả năng đối mặt với lũ quét và sạt lở đất.

Tình hình bão còn diễn biến phức tạp, các cơ quan chức năng và người dân cần theo dõi sát các bản tin tiếp theo để có phương án ứng phó kịp thời.

Cơn bão Wipha dự báo có đường đi khá giống với siêu bão Yagi năm 2024, đồng thời gặp rất nhiều điều kiện thuận lợi để có...

Theo Tô Hội ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Bão số 3 Wipha

Xem Thêm