Chia sẻ

Thế giới 24h: Ấn Độ tấn công tên lửa, Pakistan tuyên bố bắn rơi 5 máy bay

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Rạng sáng thứ Tư, Ấn Độ tuyên bố đã mở một chiến dịch quân sự nhằm vào Pakistan, tấn công các “cơ sở hạ tầng khủng bố” nằm trong lãnh thổ Pakistan và vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát. Pakistan tuyên bố đáp trả tương xứng.

Ấn Độ nã tên lửa dữ dội Pakistan trong đêm. Ảnh: Arab News.

Ấn Độ nã tên lửa dữ dội Pakistan trong đêm. Ảnh: Arab News.

Thủ tướng Pakistan lên án vụ tấn công của Ấn Độ

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif đã lên án cuộc tấn công mà ông gọi là "hèn nhát" và "vô cớ" của Ấn Độ.

"Pakistan có toàn quyền đáp trả quyết liệt đối với cuộc tấn công vô cớ này của Ấn Độ — một phản ứng kiên quyết đã được tiến hành", ông Sharif viết trên mạng xã hội X. 

"Toàn thể quốc gia đoàn kết phía sau lực lượng vũ trang, và tinh thần cùng quyết tâm của chúng tôi vẫn không lay chuyển", ông nói thêm.

Pakistan xác nhận tấn công mục tiêu quân sự Ấn Độ

Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Khawaja Asif nói quân đội nước này đã bắn rơi ít nhất 5 máy bay và bắt giữ nhiều binh sĩ Ấn Độ.

Theo ông Asif, Pakistan đã từng tuyên bố sẽ đáp trả nếu bị Ấn Độ tấn công, và hiện nước này đang thực hiện đúng lời cảnh báo đó sau khi Ấn Độ tiến hành các cuộc không kích.

Ông cũng cho biết, sở chỉ huy của một lữ đoàn bộ binh Ấn Độ đã bị phá hủy. Giao tranh ác liệt bằng pháo binh được nối lại tại Đường Kiểm soát (Line of Control – LOC), ranh giới phân chia vùng tranh chấp Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan.

Quân đội Ấn Độ sau đó cho biết 3 dân thường đã thiệt mạng do trúng phải pháo kích của Pakistan ở Kashmir.

Pakistan: Ít nhất 8 người thiệt mạng, 35 người bị thương trong các cuộc tấn công bằng tên lửa của Ấn Độ

Trung tướng Ahmed Sharif Chaudhry, Tổng giám đốc Cục Quan hệ Công chúng Liên quân (ISPR) thuộc quân đội Pakistan, đã tổ chức một cuộc họp báo ngắn vào đêm muộn, trong đó ông cho biết ít nhất 8 người Pakistan đã thiệt mạng và ít nhất 35 người khác bị thương trong các cuộc tấn công bằng tên lửa do Ấn Độ thực hiện.

Ông Chaudhry cho biết quân đội Ấn Độ đã nhắm vào sáu địa điểm khác nhau trên lãnh thổ Pakistan, với tổng cộng 24 cuộc tấn công.

Vụ tấn công nghiêm trọng nhất xảy ra tại Ahmedpur Sharqia, gần thành phố Bahawalpur thuộc tỉnh Punjab. Theo lời ông Chaudhry, khuôn viên một ngôi đền Hồi giáo đã bị tấn công, khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có một bé gái 3 tuổi.

Các đợt không kích khác diễn ra tại thành phố Muridke, một ngôi làng gần thành phố Sialkot và thị trấn Shakargarh, đều thuộc tỉnh Punjab.

Hai khu vực nằm trong vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát – gồm Muzzafarabad và Kotli – cũng bị tấn công, khiến hai đền thờ bị phá hủy. Một bé gái 16 tuổi và một thiếu niên 18 tuổi thiệt mạng trong các vụ này.

Người phát ngôn quân đội Pakistan không đưa ra thêm thông tin nào liên quan đến các tuyên bố trước đó về việc bắn rơi máy bay chiến đấu của Ấn Độ.

Pakistan tuyên bố bắn rơi thêm một máy bay và một máy bay không người lái của Ấn Độ

Thành phố Muzaffarabad ở vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát bị Ấn Độ không kích bằng tên lửa trong đêm. Ảnh: Reuters.

Thành phố Muzaffarabad ở vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát bị Ấn Độ không kích bằng tên lửa trong đêm. Ảnh: Reuters.

Theo các nguồn tin an ninh và chính phủ Pakistan, nước này đã bắn rơi chiếc máy bay thứ ba của Ấn Độ, nâng tổng số lên ba máy bay quân sự và một máy bay không người lái bị bắn hạ. Thông tin này được xác nhận với CNN.

Một nguồn tin cấp cao trong ngành tình báo Pakistan cho biết, cả ba máy bay bị bắn rơi đều ở bên trong lãnh thổ Ấn Độ. Ngoài ra, một máy bay không người lái (UAV) cũng bị tiêu diệt.

Một nguồn tin khác từ chính phủ Pakistan cũng xác nhận thông tin này.

Hiện CNN chưa thể kiểm chứng độc lập các tuyên bố trên và đang liên hệ với phía chính phủ và quân đội Ấn Độ để có phản hồi chính thức.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi Ấn Độ và Pakistan tránh đối đầu quân sự

Trong một tuyên bố được đưa ra hôm nay, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres lên án vụ tấn công hồi tháng 4 tại Kashmir, đồng thời kêu gọi hai quốc gia láng giềng “tránh một cuộc đối đầu quân sự có thể dễ dàng vượt ngoài tầm kiểm soát”.

“Đừng nhầm lẫn: giải pháp quân sự không phải là giải pháp”, ông Guterres viết trên mạng xã hội X, nhấn mạnh căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan hiện đang ở mức cao nhất trong nhiều năm qua.

Cuộc không kích sâu nhất của Ấn Độ vào lãnh thổ Pakistan kể từ năm 1971

Các cuộc không kích mà Ấn Độ tiến hành nhằm vào Pakistan lần này được đánh giá là đòn tấn công sâu nhất của New Delhi vào bên trong lãnh thổ không tranh chấp của Pakistan kể từ sau cuộc chiến tranh Ấn - Pakistan năm 1971.

Hôm thứ Tư, phía Pakistan xác nhận có năm địa điểm bị Ấn Độ tấn công, trong đó ba nằm ở khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát, và hai ở tỉnh Punjab của nước này.

Hai vị trí bị tấn công tại tỉnh Punjab là Ahmadpur East và Muridke.

Cuộc chiến tranh Ấn - Pakistan năm 1971 là một cuộc xung đột quân sự lớn giữa hai nước, dẫn đến sự ra đời của quốc gia Bangladesh ngày nay.

Lần gần nhất Ấn Độ tấn công vào lãnh thổ không tranh chấp của Pakistan là vào năm 2019, khi không quân Ấn Độ mở các đợt không kích nhằm vào một loạt mục tiêu mà New Delhi cáo buộc có liên quan đến vụ đánh bom xe liều chết khiến ít nhất 40 binh sĩ bán quân sự Ấn Độ thiệt mạng.

Ấn Độ mở chiến dịch quân sự nhằm vào Pakistan

Quan hệ giữa hai nước láng giềng vốn căng thẳng nay càng trở nên tồi tệ hơn trong những tuần gần đây, sau khi một nhóm tay súng gây ra vụ thảm sát khiến 26 người thiệt mạng — phần lớn là du khách Ấn Độ — tại một điểm du lịch nổi tiếng ở Kashmir.

Theo phía Ấn Độ, có tổng cộng chín địa điểm bị nhắm mục tiêu bằng tên lửa trong chiến dịch. Trong khi đó, Pakistan cho biết chỉ có năm vị trí bị tấn công, trong đó ba nằm ở vùng Kashmir do nước này kiểm soát và hai ở tỉnh Punjab của Pakistan.

Phía Pakistan thông báo ít nhất ba người đã thiệt mạng trong các đợt không kích. Theo thông tin mới cập nhật, có 8 người thiệt mạng trong các cuộc không kích của Ấn Độ nhằm vào Pakistan.

“Công lý đã được thực thi”, quân đội Ấn Độ viết ngắn gọn trên mạng xã hội X trong tuyên bố đầu tiên kể từ khi chiến dịch bắt đầu. Tuyên bố kết thúc bằng câu khẩu hiệu: “Jai Hind!” (Tạm dịch: Chiến thắng cho Ấn Độ).

Quân đội Pakistan khẳng định đã bắn rơi hai máy bay của Không quân Ấn Độ, tuy nhiên CNN chưa thể xác minh độc lập tuyên bố này. Thủ tướng Pakistan, ông Muhammad Shehbaz Sharif, tuyên bố đất nước ông “có đầy đủ quyền để đáp trả xứng đáng hành động chiến tranh mà Ấn Độ đã áp đặt, và chúng tôi đang đáp trả một cách tương xứng.” Một người phát ngôn quân đội Pakistan cũng khẳng định sẽ “đáp trả vào thời điểm và địa điểm do chúng tôi lựa chọn.”

Khu vực Kashmir hiện là một trong những điểm nóng nguy hiểm nhất toàn cầu, do cả Ấn Độ và Pakistan kiểm soát một phần nhưng cùng tuyên bố chủ quyền toàn bộ. Kể từ khi giành độc lập khỏi Anh gần 80 năm trước, hai quốc gia có vũ khí hạt nhân này đã ba lần bước vào chiến tranh vì vùng lãnh thổ núi non này, vốn được chia cắt bởi đường ranh giới tạm thời gọi là Đường Kiểm soát (LOC).

Ông Mike Pence chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump

Hôm 6/5, ông Mike Pence – cựu Phó Tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ đầu của ông Donald Trump – nhận giải thưởng John F. Kennedy Profile in Courage (giải thưởng vinh danh những cá nhân có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực chính trị) vì quyết định “dũng cảm” của ông khi chủ trì cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Mỹ ngày 6/1/2021 để chứng nhận kết quả bầu cử.

Thời điểm đó, Donald Trump được cho là đã gây áp lực nhằm buộc cấp phó từ chối công nhận kết quả bầu cử bị ông cáo buộc là “gian lận”.

Ông Trump từng có mối quan hệ rất thân thiết với ông Mike Pence (ảnh: Reuters)

Ông Trump từng có mối quan hệ rất thân thiết với ông Mike Pence (ảnh: Reuters)

Theo Guardian, quan hệ giữa ông Trump với ông Pence đổ vỡ sau ngày 6/1/2021. Hai người từng hợp tác làm việc suốt 4 năm, nhưng không liên hệ sau đó.

Trả lời phỏng vấn sau khi nhận giải thưởng hôm 6/5, ông Pence cho rằng, quyết định ân xá cho khoảng 1.600 người bị kết án trong vụ bạo loạn ở Điện Capitol (ngày 6/1/2021) của Tổng thống Trump là “sai lầm”.

“Tôi vô cùng thất vọng khi ông Trump ân xá cho những người có hành vi bạo lực, chống lại các nhân viên an ninh trong sự kiện đó”, ông Pence nói.

Đề cập đến chính sách thuế quan, vấn đề được ông Trump ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ 2, ông Pence cảnh báo người dân Mỹ chưa thấy hết được những tác động tiềm tàng.

“Tôi thực sự lo ngại rằng, chính sách mới sẽ dẫn đến lạm phát, gây hại cho người tiêu dùng và cuối cùng là gây hại cho nền kinh tế Mỹ”, ông Pence nói, lưu ý rằng ông Trump áp thuế không phân biệt giữa đồng minh và đối thủ.

“Ngay cả chính quyền (ông Trump) cũng thừa nhận rằng, có thể xảy ra một cú sốc giá trong nền kinh tế và tình trạng khan hiếm hàng hóa”, ông Pence nói thêm.

Trước đó, lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mỹ – ông Chuck Schumer – nhận định, chính sách thuế quan của ông Trump có thể gây ra lạm phát và khiến các gia đình Mỹ phải chi thêm khoảng 4.000 USD/năm.

Ông Trump giải thích về bức ảnh mặc trang phục Giáo hoàng

Hôm 3/5, tài khoản cá nhân của ông Trump trên mạng xã hội Truth và tài khoản mạng xã hội X của Nhà Trắng đăng tải hình ảnh Tổng thống Mỹ mặc trang phục Giáo hoàng, ngồi trên ngai và đưa ngón tay chỉ lên trời.

Đây dường như là bức ảnh được chỉnh sửa bởi AI (trí tuệ nhân tạo).

Ảnh ông Trump trong trang phục Giáo hoàng (ảnh: RT)

Ảnh ông Trump trong trang phục Giáo hoàng (ảnh: RT)

Nhiều bình luận cho rằng hình ảnh ông Trump đăng tải “mang tính xúc phạm tôn giáo” và không phù hợp, đặc biệt là khi Giáo hoàng Francis vừa mới qua đời (21/4) và Vatican đang trong thời gian bầu chọn Giáo hoàng mới.

“Tôi không liên quan gì đến bức ảnh đó. Ai đó đã chỉnh sửa ảnh để tôi mặc trang phục như Giáo hoàng rồi chia sẻ lên mạng xã hội. Tôi không phải là người chỉnh sửa ảnh và không biết bức ảnh từ đâu ra. Có lẽ nó được dựng bằng công nghệ AI, nhưng tôi cũng không biết rõ ai làm”, RT hôm 6/5 dẫn lời ông Trump.

Theo ông Trump, các tín đồ Công giao “thích” bức ảnh đó và Đệ nhất phu nhân Melania Trump cũng nghĩ rằng bức ảnh “rất dễ thương”.

“Họ chẳng biết đùa là gì. Không phải những tín đồ Công giáo mà chính truyền thông tin giả là bên tỏ ra khó chịu. Người Công giáo đều thích bức ảnh”, ông Trump nói.

Theo RT, Giám mục Robert Barron (bang Minnesota, Mỹ) và Hồng y Timothy Dolan (Tổng giám mục New York) đã chỉ trích bức ảnh mặc trang phục Giáo hoàng của ông Trump.

Liên hợp quốc chỉ trích gay gắt Israel

Tình hình nhân đạo ở Dải Gaza ngày càng trở nên tồi tệ kể từ khi Israel áp đặt lệnh phong tỏa toàn diện vào ngày 2/3, Guardian đưa tin. Lệnh cấm của Israel khiến các chuyến hàng nhân đạo không thể tiếp cận Dải Gaza và gây ra tình trạng thiếu lương thực diện rộng.

Người dân ở Dải Gaza xô đẩy để nhận lương thực (ảnh: Reuters)

Người dân ở Dải Gaza xô đẩy để nhận lương thực (ảnh: Reuters)

“Không còn hàng viện trợ để phân phối nữa vì nỗ lực viện trợ đã bị bóp nghẹt”, ông Jens Laerke – phát ngôn viên Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) – nói hôm 6/5.

“Ở Gaza, người dân có nhu cầu cấp thiết về thực phẩm – họ nhận được bom. Họ cần nước – họ nhận được bom. Họ cần chăm sóc sức khỏe – họ nhận được bom”, ông Laerke nói thêm.

Theo ông Laerke, Israel cần mở các cửa khẩu ở Dải Gaza và cho phép viện trợ nhân đạo được chuyển vào.

“Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn viện trợ ở bên ngoài Gaza. Sẵn sàng tiếp cận”, ông Laerke nói.

Theo Guardian, Israel đang có kế hoạch kiểm soát việc phân phối viện trợ ở Dải Gaza thông qua các nhà thầu an ninh của Mỹ. Kế hoạch này bị OCHA phản đối.

Ông Laerke cho hay, kế hoạch của Israel “được thiết kế để kiểm soát và hạn chế nguồn cung viện trợ” cho người dân ở Dải Gaza. Điều này trái với tình hình nhân đạo thực tế.

Hôm 6/5, Hamas tuyên bố sẽ dừng tất cả các cuộc đàm phán ngừng bắn với Israel trong bối cảnh người dân ở Dải Gaza đang phải chịu đựng nạn đói và bị “hủy diệt” bởi lệnh phong tỏa của Israel.  

Điện Kremlin cho biết, quân đội Nga vẫn thực hiện lệnh ngừng bắn kéo dài 3 ngày theo mệnh lệnh của Tổng thống Nga Putin,...

Theo Vương Nam – Guardian, RT, Al Jazeera ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Thế giới 24h

Xem Thêm