Chia sẻ

Khói trắng bốc lên, tân Giáo hoàng là người Mỹ

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Khói trắng bốc lên trên Nhà nguyện Sistine lúc 18 giờ 9 phút chiều 8-5 (giờ địa phương, 23 giờ 9 phút Việt Nam), đồng nghĩa tân Giáo hoàng được bầu ra

Tín hiệu khói trắng cho thấy 133 Hồng y đã đạt được đồng thuận và bầu ra tân Giáo hoàng - người sẽ dẫn dắt 1,4 tỉ tín hữu Công giáo trên toàn thế giới.

Hơn một giờ sau khi khói trắng bốc lên, tân Giáo hoàng đã được công bố là Hồng y Robert Prevost đến từ Mỹ. Như vậy, ông là vị giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử 2.000 năm của Giáo hội Công giáo và ông lấy tên là Giáo hoàng Leo XIV.

Tân Giáo hoàng Leo XIV xuất hiện trên ban công Vương cung Thánh đường Peter. Ảnh: AP

Tân Giáo hoàng Leo XIV xuất hiện trên ban công Vương cung Thánh đường Peter. Ảnh: AP

Tân Giáo hoàng Leo XIV trong lần đầu tiên ra mắt công chúng. Nguồn: CTV News

Hồng y Robert Prevost, 69 tuổi, là nhà truyền giáo người Mỹ đã dành phần lớn sự nghiệp phục vụ tại Peru và hiện đứng đầu Văn phòng Giám mục đầy quyền lực của Vatican.

Trong những lời đầu tiên với tư cách là giáo hoàng, Giáo hoàng Leo XIV nói với đám đông tại Quảng trường Thánh Peter: “Bình an đến với tất cả anh chị em”.

“Đây là lời chào đầu tiên của Đức Kitô phục sinh, vị mục tử nhân lành đã hiến dâng mạng sống mình cho Thiên Chúa” - Giáo hoàng  nói, giải thích lý do chọn lời chào này. “Và tôi cũng mong lời chào bình an này sẽ đi vào trái tim và gia đình của chúng ta”.

Giáo hoàng Leo XIV trông xúc động khi vẫy tay chào đám đông ngưỡng mộ phía dưới ban công.

Ảnh: AP

Ảnh: AP

Khi phát biểu trước đám đông tại Quảng trường Thánh Peter, Giáo hoàng Leo XIV đã bày tỏ lòng kính trọng đối với cố Giáo hoàng Francis, đồng thời kêu gọi mọi người ghi nhớ di sản của người tiền nhiệm.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng thông điệp trên Truth Social: “Chúc mừng Hồng y Robert Francis Prevost, người vừa được phong làm Giáo hoàng. Đó là một vinh dự lớn lao khi biết rằng ông là vị Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên. Thật phấn khích và là một vinh dự tuyệt vời cho đất nước chúng ta. Tôi mong được gặp Giáo hoàng Leo XIV. Đó sẽ là một khoảnh khắc vô cùng ý nghĩa!”

“Chúng ta hãy ghi nhớ trong tai mình giọng nói yếu ớt của Giáo hoàng Francis khi ngài ban phép lành cho Roma. Vị giáo hoàng đã chúc lành cho Roma, cũng đã chúc lành cho toàn thế giới vào buổi sáng lễ Phục sinh hôm ấy. Xin cho tôi được tiếp nối phép lành đó. Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người. Cái ác sẽ không chiến thắng” - tân Giáo hoàng nói bằng tiếng Ý khi phát biểu trước đám đông tụ họp tại Vatican.

Trong bài phát biểu của mình, Giáo hoàng Leo XIV đã gửi lời cảm ơn đến các hồng y vì đã chọn ông làm lãnh đạo Giáo hội Công giáo.

Giáo hoàng Leo XIV cũng trình bày tầm nhìn về một Giáo hội Công giáo: “Chúng ta phải cùng nhau hướng tới một Giáo hội truyền giáo — một Giáo hội biết xây cầu và đối thoại”.

Tân Giáo hoàng cũng kêu gọi mọi người “thể hiện lòng bác ái” với tha nhân và “đối thoại bằng tình yêu”.

Ông Robert Prevost khi còn là Hồng y. Ảnh: AP

Ông Robert Prevost khi còn là Hồng y. Ảnh: AP

Khói trắng bốc lên từ ống khói Nhà nguyện Sistine chiều 18-5. Nguồn: CBS News

Theo đài CNN, sau khi khói trắng bốc lên, bên trong Nhà nguyện Sistine, vị giáo hoàng mới đang khoác lên mình những phẩm phục đặc biệt dành cho giáo hoàng và dành một khoảnh khắc riêng tư trong một căn phòng kín để bình tâm lại trước khi được giới thiệu với thế giới.

Một vị hồng y sớm tuyên bố: "Habemus papam" (tiếng Latin có nghĩa là "Chúng ta đã có Giáo hoàng")

Sau đó, trong bài phát biểu ngắn từ ban công chính của Vương cung thánh đường Thánh Peter, danh tính của vị hồng y vừa được bầu chọn làm giáo hoàng sẽ được tiết lộ và tên giáo hoàng mà người đã chọn.

Khói trắng bốc lên phía trên Nhà nguyện Sistine, báo hiệu các hồng y đã chọn được Giáo hoàng mới vào ngày thứ hai của Mật nghị. Ảnh: Vatican Media

Khói trắng bốc lên phía trên Nhà nguyện Sistine, báo hiệu các hồng y đã chọn được Giáo hoàng mới vào ngày thứ hai của Mật nghị. Ảnh: Vatican Media

Khói trắng bốc lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistine vào hôm 8-5. Ảnh: AP

Khói trắng bốc lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistine vào hôm 8-5. Ảnh: AP

Hàng chục ngàn người đã tụ tập tại Quảng trường Thánh Peter ở Vatican, chờ đợi vị giáo hoàng mới xuất hiện trên ban công nhìn ra quảng trường. Nhiều người tung hô “Giáo hoàng muôn năm”.

Tiếng chuông ngân vang tại Vương cung thánh đường Thánh Peter để ăn mừng thông tin xuất hiện tân giáo hoàng. Đám đông tại quảng trường Tòa thánh Vatican vỡ òa trong tiếng vỗ tay ăn mừng khi khói trắng bốc lên bên trên Nhà nguyện Sistine.

Mật nghị lần này diễn ra trong bối cảnh đầy biến động của Giáo hội sau khi Giáo hoàng Francis qua đời cuối tháng 4. 

Vị giáo hoàng kế nhiệm sẽ phải đối mặt với những quyết định khó khăn về hướng đi tương lai của Giáo hội, đặc biệt là việc có tiếp tục đường lối cởi mở và bao dung mà Giáo hoàng Francis đã khởi xướng hay không.

Đội Vệ binh Thụy Sĩ di chuyển trong lúc khói trắng bốc lên từ Nhà nguyện Sistine chiều 8-5. Ảnh: AP

Đội Vệ binh Thụy Sĩ di chuyển trong lúc khói trắng bốc lên từ Nhà nguyện Sistine chiều 8-5. Ảnh: AP

Đội ngũ truyền thông tại quảng trường Thánh Peter ngày 8-5. Ảnh: EPA

Đội ngũ truyền thông tại quảng trường Thánh Peter ngày 8-5. Ảnh: EPA

Các Hồng y đã đạt được quyết định sau hơn 24 giờ họp kín, tương đồng với các kỳ mật nghị gần đây, vốn thường kéo dài 2-3 ngày. 

Nhóm 133 Hồng y tham gia - đông nhất trong lịch sử mật nghị - bao gồm nhiều người do cố Giáo hoàng Francis bổ nhiệm và một số chưa từng quen biết nhau từ trước. Điều này từng được xem là một trở ngại lớn trong việc đạt đồng thuận nhanh chóng, do sự đa dạng trong quan điểm và cả sự chia rẽ về tương lai của Giáo hội.

Trong lịch sử, thời gian bầu chọn giáo hoàng lâu nhất là vào thế kỷ XIII, khi phải mất tới 3 năm (tức hơn 1.000 ngày) mới chọn ra được Giáo hoàng Gregory X. Song cũng có giáo hoàng được bầu ra ngay trong ngày đầu tiên, đó là Giáo hoàng Julius II vào năm 1503. Ông được bầu chỉ sau khoảng 10 giờ mật nghị.

Ba trong số 5 giáo hoàng gần đây nhất được bầu chọn vào ngày thứ hai của Mật nghị Hồng y, đó là Giáo hoàng Francis (2013, sau 5 vòng bỏ phiếu), Benedict XVI (2005, sau 4 vòng) và John Paul I (1978, cũng 4 vòng).

Tổng thống Mỹ Donald Trump và người dân bày tỏ cảm xúc sau khi hay tin Mật nghị Hồng y đã bầu được tân giáo hoàng.

Theo Lạc Chi - Hải Ngọc - Phạm Nghĩa ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Thời sự thế giới

Xem Thêm