Khoảnh khắc tên lửa “diều hâu” Mỹ chặn tên lửa Kh-101 tối tân của Nga ở Ukraine
Một cuộc đối đầu giữa vũ khí Nga và phương Tây lại được ghi hình. Lần này là hệ thống tên lửa phòng không MIM-23 HAWK (diều hâu) do Mỹ sản xuất đánh chặn mẫu tên lửa hành trình hiện đại nhất của Nga.
Một đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội mới đây đã thu hút sự chú ý khi ghi lại cảnh tên lửa hành trình Kh-101 bị đánh chặn bởi một tên lửa phóng từ hệ thống phòng không MIM-23 HAWK do Mỹ sản xuất, theo báo Nga Topwar.ru.
Theo truyền thông Nga, dù thời điểm cụ thể của đoạn video chưa được xác định, giới quan sát nhận thấy tên lửa KH-101 bị đánh chặn là mẫu mới nhất, chỉ được Nga sử dụng trong chiến đấu từ tháng 11/2023.
Khoảnh khắc ngay trước khi tên lửa do Mỹ sản xuất đánh trúng tên lửa hành trình Kh-101 của Nga trên bầu trời Ukraine. Ảnh chụp màn hình video.
Video được công bố trùng thời điểm Nga tiến hành cuộc tập kích quy mô lớn với 297 máy bay không người lái (UAV) và 70 tên lửa.
Không quân Ukraine cho biết Nga đã tập kích trong đêm ngày 24 và sáng 25/5 bằng 55 tên lửa hành trình Kh-101 và Kalibr, 9 tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, 4 tên lửa hành trình Kh-59/69, một tên lửa chống hạm siêu thanh Kh-22, cùng 297 UAV tầm xa.
Theo Topwar.ru, hình ảnh trong video cho thấy chỉ một giây trước khi bị đánh chặn, tên lửa Kh-101 đã kích hoạt hệ thống phóng mồi bẫy từ cụm gây nhiễu L-504 – phóng ra các đám mây phản xạ. Tuy nhiên, tên lửa “diều hâu” vẫn đánh trúng mục tiêu thành công.
Binh sĩ Ukraine đứng bên cạnh một xe phóng tên lửa phòng không HAWK. Ảnh: Army Recognition.
Trang Army Recognition cho biết, mặc dù hệ thống phòng không HAWK được phát triển từ đầu thập niên 1960, phiên bản được sử dụng trong cuộc đánh chặn trên là biến thể nâng cấp Phase III – với radar mới.
Đây là hệ thống phòng không đơn giản nhưng được thiết kế chuyên cho mục đích đánh chặn máy bay, trực thăng và tên lửa hành trình bay thấp của đối phương.
HAWK có tầm bắn khoảng 25–40 km và độ cao đánh chặn tối đa lên đến 18 km. Hệ thống radar AN/MPQ-61 và AN/MPQ-62 giúp HAWK theo dõi và tiêu diệt mục tiêu trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
Oanh tạc cơ Nga phóng tên lửa hành trình Kh-101 vào năm 2017. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Từ cuối năm 2022 đến nay, Tây Ban Nha và Mỹ đã chuyển giao nhiều tổ hợp HAWK cho Ukraine. Trong tháng 12/2022, Tây Ban Nha chuyển giao một khẩu đội gồm 21 bệ phóng cùng các radar chủ chốt. Sau đó, 6 bệ phóng nữa được chuyển đến vào tháng 10/2023, tiếp theo là 6 bệ khác vào tháng 9/2024. Mỹ cũng đóng vai trò lớn với việc viện trợ hơn hai tổ hợp HAWK từ tháng 2/2023, trong đó có nhiều thiết bị được lấy từ kho dự trữ sau khi đảo Đài Loan (Trung Quốc) ngừng sử dụng hệ thống này vào tháng 6/2023. Đầu năm 2025, Mỹ thông báo tiếp tục bảo dưỡng và nâng cấp các hệ thống phòng không HAWK cung cấp cho Ukraine.
Kh-101 là tên lửa hành trình tối tân hàng đầu của Nga với giá 13 triệu USD/quả, tầm bắn hơn 3.500 km. Điểm mạnh nằm ở diện tích phản xạ radar chỉ 0,01 m2 cùng độ cao hành trình chỉ 30-70 m khiến Kh-101 rất khó bị phát hiện bởi những hệ thống cảnh giới trên mặt đất.
Trong đêm ngày 24 và rạng sáng ngày 25/5, Nga đã phóng hơn 400 tên lửa và máy bay không người lái (UAV) nhằm vào các mục...