Chia sẻ

CNN: "Cuộc chiến" mới giữa Nga và Ukraine

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Trận chiến quyết định trong xung đột ở Ukraine hiện không diễn ra trên bầu trời Kiev hay Dnipro. Cuộc giao tranh chậm rãi nhưng khốc liệt ở tiền tuyến miền đông Ukraine cũng chưa phải là yếu tố then chốt định đoạt kết cục xung đột. Trên thực tế, một "cuộc chiến" mới đang hình thành: giành lấy sự ủng hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có cuộc điện đàm quan trọng trong ngày 19/5. Ảnh: Reuters/Getty Images.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có cuộc điện đàm quan trọng trong ngày 19/5. Ảnh: Reuters/Getty Images.

Cuộc đua tác động đến ông Trump

Cả Moscow và Kiev đều đang nỗ lực chứng minh rằng bên còn lại là trở ngại thực sự đối với tiến trình hòa bình – với mục tiêu thuyết phục ông Trump nghiêng về phía mình, ít nhất là trong thời điểm hiện tại, CNN nhận định.

Theo CNN, cuộc điện đàm mới giữa ông Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể mang tính bước ngoặt. Các quan chức châu Âu cho biết họ cũng trao đổi với ông Trump trước khi cuộc gọi diễn ra, trong bối cảnh lo ngại rằng quan điểm của ông về cuộc chiến có thể bị ảnh hưởng bởi người mà ông nói chuyện sau cùng.

Chỉ mới tháng trước, sau khi gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại tang lễ Giáo hoàng Francis, ông Trump đã có những phát ngôn chỉ trích gay gắt nhất từ trước tới nay nhắm vào Nga. Ông lên án cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vào Kiev, đồng thời nói rằng không thể khẳng định chắc chắn ông Putin có nghiêm túc với việc chấm dứt chiến sự hay không.

Tuy nhiên, ông Trump sau đó lại đưa ra các tuyên bố trái ngược, cho rằng Nga đang hướng đến hòa bình còn trở ngại nằm ở Ukraine. Ông Trump cũng cho rằng chỉ khi nào ông gặp trực tiếp ông Putin, cuộc xung đột ở Ukraine mới có thể đi đến hồi kết.

Cuộc điện đàm quan trọng

Trong cuộc điện đàm hôm 19/5, ông Putin có cơ hội bày tỏ quan điểm trực tiếp với ông chủ Nhà Trắng. Ông Putin có thể sử dụng nhiều chiến thuật – từ các đề nghị thương mại, lời lẽ ca ngợi cho tới những thông tin gây ảnh hưởng – để tác động tới người đối thoại, CNN nhận định.

Ông Putin cũng có thể sẽ thúc đẩy quan điểm gần đây của ông Trump, rằng chỉ có ông chủ Nhà Trắng cùng ông chủ Điện Kremlin mới có thẩm quyền và năng lực cần thiết để giải quyết xung đột ở Ukraine, còn các bên như châu Âu hay Kiev rốt cuộc sẽ phải thuận theo.

Tuần trước, cuộc gặp tại Istanbul giữa phái đoàn Nga và Ukraine không mang lại nhiều kết quả cụ thể. Điều này được cho là càng khiến ông Trump hướng đến vai trò trung tâm trong việc đạt được một thỏa thuận. Điều đó đã thúc đẩy ông chủ động gọi điện cho ông Putin, bất chấp trước đó từng dọa rút lui khỏi các nỗ lực hòa giải, CNN nhận định.

Trên thực tế, sau cuộc điện đàm kéo dài 2 giờ, ông Trump đã bày tỏ sự tin tưởng đối với ông Putin, tuyên bố sẽ không áp đặt thêm trừng phạt đối với Nga. Ông cũng cho rằng cuộc điện đàm diễn ra "rất tốt đẹp", mặc dù ông Putin được cho là vẫn giữ các lập trường và điều kiện trước đây với Ukraine, chỉ ủng hộ 

Nỗi lo lớn nhất của Ukraine

Đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần trước cho thấy Nga và Ukraine vẫn có những bất đồng sâu sắc. Ảnh: Reuters.

Đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần trước cho thấy Nga và Ukraine vẫn có những bất đồng sâu sắc. Ảnh: Reuters.

Nỗi lo lớn nhất của Ukraine là viễn cảnh ông Trump và ông Putin tự xây dựng một kế hoạch hòa bình qua điện thoại, rồi sau đó ông Trump gọi cho Tổng thống Zelensky – như ông đã tuyên bố – để tìm cách áp đặt các điều kiện do Moscow đưa ra dựa trên tình hình mới. Trong trường hợp đó, ông Trump có thể dùng lá bài rút viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ để gây áp lực với Kiev.

Cuộc điện đàm hôm 19/5 có vẻ không hoàn toàn đi theo hướng này, nhưng vẫn nảy sinh một nỗi lo lớn cho Ukraine. Ông Trump tuyên bố các điều kiện cho thỏa thuận ngừng bắn sẽ được hai bên thương lượng với nhau, vì "chỉ họ mới hiểu rõ các chi tiết của cuộc đàm phán". Điều đó có thể được hiểu là ông Trump muốn rút Mỹ khỏi quá trình hòa đàm.

Theo CNN, ông Trump cũng nắm trong tay đòn bẩy gây áp lực với Nga, trong trường hợp ông quyết định sử dụng. Với số thương vong gia tăng và nền kinh tế trong nước gặp khó khăn, Điện Kremlin chắc chắn không muốn làm mất lòng ông Trump.

Ông Trump dường như không muốn sử dụng những "vũ khí này".

Khoảng cách lập trường vẫn còn rất xa

Vấn đề cốt lõi trong việc hòa giải vẫn là cả Nga và Ukraine đều không sẵn sàng chấp nhận các điều kiện cốt lõi của đối phương, cũng như chưa sẵn sàng nhân nhượng ở mức cần thiết để đạt một thỏa thuận hòa bình.

Dù vậy, điều đó không đồng nghĩa rằng các cuộc trao đổi trực tiếp hay qua điện thoại là vô nghĩa. Ít nhất, chúng giúp làm rõ mức độ khác biệt về lập trường giữa các bên.

Song điều đó cũng có thể đồng nghĩa rằng, ngay cả khi Mỹ đã rất cố gắng dàn xếp hòa bình, cả Moscow và Kiev vẫn chưa từ bỏ hoàn toàn lựa chọn tiếp tục chiến đấu, CNN kết luận.

Trước cuộc điện đàm quan trọng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, các lãnh đạo châu Âu...

Theo Đăng Nguyễn - CNN, Guardian ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Xung đột Nga - Ukraine

Xem Thêm