Kỳ lạ “lúa mì tím” mọc đầy làng quê Việt, trồng bán kiếm cả mớ tiền
Trong thời kỳ sinh trưởng mạnh, nếu bị cắt, loài cây này vẫn có khả năng tái sinh.
Từ thức ăn chăn nuôi cho đến vị thuốc quý
Nếu sống ở vùng nông thôn, chắc hẳn bạn đã từng ít nhất một lần bắt gặp loài thực vật có hoa màu tím tuyệt đẹp này. Những bông hoa mọc thành chùm với nhiều búp hoa nhỏ, nhìn từ xa giống hệt như bông lúa mì phiên bản màu tím.
Loài cây này là nghể bông (nghể bà, nghể đông, nghể hoa trắng) - mọc rải rác ở khắp nơi trên đất nước ta, từ vùng núi có độ cao khoảng 600m đến trung du và đồng bằng. Ngoài ra, cây còn phân bố ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia.
Nghể bông là loài cây ưa sáng, thường mọc ở ven bờ sông suối, ao hồ và trên các ruộng nước. Điểm đặc biệt của nghể bông là trong thời kỳ sinh trưởng mạnh, cây vẫn có khả năng tái sinh nếu bị cắt. Cây không kén đất, chịu hạn tốt nên có thể sinh trưởng mạnh mẽ, miễn là nhiệt độ môi trường phù hợp.
Dù là cây dại nhưng nghể bông hoàn toàn có thể dùng làm thực phẩm. Ví dụ ở Trung Quốc xưa kia, phần lá và cành non của nghể bông có thể chần qua và làm thành món nộm thanh mát. Còn giờ đây, khi người dân đã có nhiều lựa chọn hơn về thực phẩm, cây nghể bông có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi.
Một công dụng khác của nghể bông là có thể phơi khô và đốt để xua đuổi ruồi, muỗi. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây kích ứng mắt nên ít người sử dụng.
Tại Việt Nam, nghể bông còn có một giá trị quan trọng hơn - dùng làm dược liệu. Toàn cây có vị cay, ấm, ít độc, có tác dụng khu phong lợi thấp, hoạt huyết, giảm đau, thanh nhiệt, tiêu viêm. Hạt có vị nhạt, tính mát, hơi lạnh, có công dụng hoạt huyết, tiêu tích, lợi tiểu, giải độc, làm sáng mắt. Riêng phần rễ cây có vị cay và có độc, chỉ được dùng ngoài.
Hoa nghể bông cũng có công dụng hoạt huyết, điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Quả cũng có thể dùng làm thuốc, có công dụng giảm đau, thúc đẩy lưu thông máu, tiêu ứ, lợi tiểu. Loại quả này tại Trung Quốc hiện có giá bán không hề rẻ, lên đến 60 NDT (207.000đ)/kg.
Trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam ghi nhận đà tăng trưởng ấn tượng.