Chia sẻ

Tứ Diệu Ký – đến thăm thánh tích Phật giáo, thấy vô thường qua từng viên gạch vỡ

Đến thăm quê hương đức Phật, tận mắt chứng kiến những thánh tích gắn liền với cuộc đời của bậc giác ngộ vĩ đại, có lẽ là một điều mà bất kì người Phật tử nào đều mong muốn được trải nghiệm một lần trong đời.

Đối với tác giả Nguyễn Trần Hoàng Phương, trải nghiệm đó dày dặn, sâu sắc hơn khi anh có đến gần chục năm tới lui các thành tích. Có cơ hội chiêm nghiệm, tìm hiểu một cách tỉ mẩn để phục vụ cho cộng đồng. 

Cuốn sách Tứ Diệu Ký – Đi theo dấu chân Phật của tác giả Nguyễn Trần Hoàng Phương vừa được ra mắt.

Cuốn sách Tứ Diệu Ký – Đi theo dấu chân Phật của tác giả Nguyễn Trần Hoàng Phương vừa được ra mắt.

Đó cũng là khởi nguồn cho cuốn sách Tứ Diệu Ký – đi theo dấu chân Phật ra đời và tác giả gọi đó là một hành trình kỳ diệu. Kỳ diệu không phải bởi những mầu nhiệm như tác giả vẫn tưởng tượng như trong bộ phim Tây Du Ký khi xưa mà bởi những cảm xúc, sự vỡ oà khi nhận ra những chân lý dung dị ở chính nơi mà khi xưa đức Phật từng sanh ra, từng sống, từng giác ngộ. 

Để rồi khi nhìn thấy tất cả, tác giả đã thốt lên khi nhận ra đức Phật cũng là một con người như chúng ta. Nhưng ngài là một con người vĩ đại, với lòng từ bi và trí tuệ, đã dẫn dắt hàng triệu người đi tìm bến bờ giải thoát khỏi mọi khổ đau.

Sách Tứ Diệu Ký đang được Thái Hà Books trưng bày và giới thiệu với các đối tác quốc tế tại Hội chợ Sách Quốc tế Bắc Kinh lần 31 (31st Beijing International Book Fair).

Sách Tứ Diệu Ký đang được Thái Hà Books trưng bày và giới thiệu với các đối tác quốc tế tại Hội chợ Sách Quốc tế Bắc Kinh lần 31 (31st Beijing International Book Fair).

Tứ Diệu Ký là một hành trình thú vị được tác giả Nguyễn Trần Hoàng Phương ghi lại. Anh sắp xếp hành trình đó theo thứ tự các giai đoạn quan trọng trong cuộc đời Đức Phật từ Lumbini đến Bodhgaya, Sarnath rồi Kushinagar. Mỗi hành trình đến từng thánh tích là một câu chuyện khác nhau với những cảm xúc khác nhau.  Lấy cảm hứng từ chính lộ trình ý nghĩa này, tour hành hương "Tứ Diệu Ký" do Golden Smile Travel tổ chức cũng đưa du khách đi theo đúng dấu chân Phật, mang đến cơ hội chiêm nghiệm thực tế và sâu sắc những gì tác giả đã viết.

Bước vào cuộc hành trình đó, không ít lần tác giả đã bất ngờ và thất vọng tràn trề khi chứng kiến những thánh tích Phật giáo ngày nay chỉ còn là những phế tích với tường gạch đổ vỡ và những nền móng nằm chơ vơ. Những cảm xúc đấy được ghi lại một cách tự nhiên, chân thật xen kẽ với những miêu tả và câu chuyện về các thánh tích. 

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Phương ở Bodh Gaya (Ấn Độ) – nơi đức Phật thành đạo.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Phương ở Bodh Gaya (Ấn Độ) – nơi đức Phật thành đạo.

Và rồi cũng chính những cảm xúc, những hiện thực đó đã dẫn lối cho tác giả nhìn thấy được sự vô thường hiển hiện ngay từ trong sự đổ nát của thánh tích. Thấy rằng sự hoang phế đó cũng là một điều hiển nhiên phải xảy đến theo đúng lẽ vô thường.

Tất cả mọi vật đều vô thường và đều thay đổi không ngừng cho tới khi chúng không còn tồn tại nữa. Mọi thứ sinh ra, thay đổi rồi mất đi. Không có gì là vĩnh cửu và cũng không có gì là bất biến dù chỉ trong một khoảnh khắc. 

Cuộc đời của các Đức Phật được tác giả tái hiện qua từng câu chuyện trên những trang sách.

Cuộc đời của các Đức Phật được tác giả tái hiện qua từng câu chuyện trên những trang sách.

Ngay chính tác giả, sau mỗi lần đến thăm tứ thánh tích cũng là một sự thay đổi, thay đổi từ cách nghĩ, các nhìn nhận mọi thứ và cách chấp nhận thực tại. 

Chấp nhận vô thường là chấp nhận thực tại một cách đúng đắn nhất. Chính điều đó đã đưa tác giả thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực khi lần đầu đặt chân đến các thánh tích. 

“Mỗi hoàn cảnh bất như ý sẽ dạy cho ta những điều mới mẻ mà chỉ khi nào vượt qua cảm xúc tiêu cực ấy, ta mới thực sự trưởng thành và hiểu chính mình”. 

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Phương cùng tác phẩm đầu tay của anh viết về hành trình đi theo dấu chân Phật

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Phương cùng tác phẩm đầu tay của anh viết về hành trình đi theo dấu chân Phật

Những điều tưởng chừng đơn giản ấy, thế mà không phải dễ dàng để thấy được. Tác giả đã phải trả qua nhiều năm, hàng chục lần đến thăm các thánh tích, biết bao nhiêu lần tập thiền để tĩnh tâm, mới nhận thấy được điều gì đang hiển hiện trong từng viên gạch vỡ. 

Như lời giới thiệu về cuốn sách của nguyên Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ, “Phải cần có đủ thời gian, đủ sự bình tĩnh và suy nghiệm để nhìn nhận một cách tỉnh táo, để thấy rằng trong sự hoang phế của những thánh tích là cái vô thường mà Đức Phật đã nói từ hơn hai nghìn năm trước”. 

Và có lẽ thật may mắn khi đặt bút viết cuốn sách Tứ Diệu Ký, tác giả Nguyễn Trần Hoàng Phương đã có một quá trình cần thiết, đủ bình tĩnh để nhìn nhận một cách khách quan và thấy rõ hơn những ý nghĩa thực sự của Tứ động tâm 

Tứ Diệu Ký – Đi theo dấu chân Phật không phải là một cuốn sách chứa đựng những triết lý cao thâm của Phật giáo. Nhưng đó cũng không đơn thuần là một cuốn sách viết về du lịch Ấn Độ.

Tứ Diệu Ký – Đi theo dấu chân Phật là cuốn sách chứa đựng câu chuyện, trải nghiệm và cả những chiêm nghiêm của tác giả về Phật pháp.

Tứ Diệu Ký – Đi theo dấu chân Phật là cuốn sách chứa đựng câu chuyện, trải nghiệm và cả những chiêm nghiêm của tác giả về Phật pháp.

Đó là một sự dung hoà giữa quá trình đi, cảm nhận và chiêm nghiệm. Những triết lý Phật giáo hiện lên trong cuốn sách không sách vở, không cầu kỳ, lí thuyết mà đó là sự cảm nhận, sự vỡ ra trong tâm tưởng. Là sự chứng nghiệm triết lý của Phật bằng thực tế. Cái mà ta có thể chạm đến được. 

Xen kẽ với đó, đất nước Ấn Độ cũng hiện lên một cách vừa gần gũi vừa mới lạ. Một Ấn Độ hao hao giống với những vùng quê Việt Nam, nơi tác giả đã sống suốt thời thơ ấu. Nhưng cũng đồng thời là một Ấn Độ linh thiêng huyền bí, ẩn chứa những giá trị tâm linh và văn hoá độc đáo đã hình thành và phát triển qua hàng ngàn năm. 

Nhân dịp diện kiến Ngài Yogi Adityanath - Thủ hiến bang Uttar Pradesh, tác giả đã kính tặng ông tác phẩm của mình

Nhân dịp diện kiến Ngài Yogi Adityanath - Thủ hiến bang Uttar Pradesh, tác giả đã kính tặng ông tác phẩm của mình

Tứ Diệu Ký – Đi theo dấu chân Phật là một hành trình đầy thú vị. Đó là một hành trình vừa ngao du để tìm hiểu và khám phá. Nhưng cũng là một chuyến hành trình tìm lại chính mình để nhìn thấy được những mảnh ghép của cuộc sống muôn màu. Và hơn hết, đó là còn một hành trình để đi tìm về những triết lý dung dị của Phật giáo vốn luôn hiển hiện trong từng khoảnh khắc nhỏ nhoi của cuộc đời.  

([Tên nguồn]) .
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài