Chia sẻ

Nga làm điều chưa từng có ở Biển Baltic, Phần Lan cảnh giác

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nhằm chống lại bước đi của các quốc gia “không thân thiện”, Nga được cho là đã bắt đầu cung cấp hộ tống quân sự cho các tàu chở dầu qua Vịnh Phần Lan.

Trong một diễn biến bất ngờ, Hải quân Nga đã bắt đầu hộ tống đội tàu vận chuyển dầu từ các cảng của Nga qua Vịnh Phần Lan – khu vực nằm ở nhánh cực Đông của Biển Baltic, giữa Phần Lan (phía Bắc) và Nga và Estonia (phía Đông và phía Nam).

Phương Tây tiếp tục cố gắng kiểm soát "hạm đội bóng tối" mà nhờ đó Liên bang Nga đã thành công trong việc lách các lệnh trừng phạt năng lượng. Để chống lại bước đi của các quốc gia "không thân thiện" nhắm vào hạm đội này, Moscow đã khởi xướng việc hộ tống quân sự cho các tàu chở dầu ở Vịnh Phần Lan, truyền thông Nga đưa tin.

Do các lệnh trừng phạt của châu Âu và giá trần của G7, Nga đang sử dụng những gì mà giới truyền thông thích gọi là "hạm đội bóng tối", bao gồm các tàu chở dầu thường đã cũ và được các bên bên ngoài thế giới phương Tây bảo hiểm, để đưa dầu của mình ra thị trường.

"Sự hiện diện của quân đội Nga trong khu vực này không có gì lạ, đây không phải là tin tức mới", Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Häkkänen cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với truyền thông địa phương.

Tuy nhiên, ông Häkkänen nhấn mạnh, đặc điểm mới là Liên bang Nga cung cấp bảo vệ về mặt quân sự cho các tàu chở dầu thuộc "hạm đội bóng tối" của mình qua Vịnh Phần Lan.

"Có sự hộ tống của quân đội, sự hiện diện của lực lượng vũ trang. Đây là một đặc điểm hoàn toàn mới", ông Häkkänen nói, chỉ ra rằng các lực lượng vũ trang Nga hiện đang tích cực tham gia, đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận của Moscow.

Bình luận của ông Häkkänen được đưa ra ngay sau các báo cáo từ Bộ Quốc phòng Phần Lan về 2 máy bay quân sự của Nga có khả năng xâm phạm không phận Phần Lan vào ngày 23/5, điều mà phía Phần Lan luôn xem xét nghiêm túc và hiện đang điều tra.

EU đã cố gắng phá vỡ hoạt động vận chuyển dầu thô của Nga ra nước ngoài trên các tàu chở dầu này, chủ yếu thông qua mức giá trần của G7, mà hiệu quả của nó vẫn còn gây tranh cãi. Vương quốc Anh gần đây đã trừng phạt một số tàu vì tham gia vận chuyển dầu thô của Nga nhưng điều này không ngăn chặn được dòng dầu Nga chảy ra nước ngoài.

Phần Lan báo cáo rằng Nga đang sử dụng tàu chiến để hộ tống các tàu chở dầu qua Vịnh Phần Lan ở Biển Baltic. Ảnh: gCaptain

Phần Lan báo cáo rằng Nga đang sử dụng tàu chiến để hộ tống các tàu chở dầu qua Vịnh Phần Lan ở Biển Baltic. Ảnh: gCaptain

Diễn biến mới nhất liên quan đến hộ tống quân sự dường như cho thấy một phản ứng của Nga trước các lệnh trừng phạt gia tăng từ EU và Vương quốc Anh nhắm vào nhiều tàu chở dầu hơn, cùng với những nỗ lực của Estonia nhằm kiểm tra các tàu được cho là một phần của "hạm đội bóng tối" này.

Hồi đầu tháng này, Hải quân Estonia đã nỗ lực ngăn chặn một tàu chở dầu của Nga mà họ nghi ngờ không có đăng ký hợp lệ, kéo theo sự xuất hiện của một máy bay chiến đấu Su-35 của phía Moscow mà phía Tallinn cho là đã xâm nhập không phận Estonia để bảo vệ tàu chở dầu.

Hồi tháng 4, Estonia cũng đã bắt giữ một tàu khác được coi là "vô quốc tịch" trong nhiều ngày.

Sau những sự cố này, Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia đã gọi các hành động của Estonia là hành động của "cướp biển Baltic", cáo buộc các quốc gia EU ủng hộ các hành vi vi phạm quyền hàng hải.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng khẳng định rằng Nga sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích hàng hải của mình.

Liên minh châu Âu (EU) gần đây đã ban hành các quy định cho phép kiểm tra các tàu đi qua vùng biển EU mà không cần phải cập cảng trước.

Sau những cuộc đối đầu trên biển này, Bộ Quốc phòng Estonia đã tái khẳng định cam kết kiểm tra các tàu đáng ngờ trong quyền hạn của họ, đồng thời nêu ra những lo ngại về an toàn môi trường do các tàu không có bảo hiểm và bảo dưỡng kém hoạt động trong phạm vi quyền hạn của họ.

Ông Nikolay Patrushev - trợ lý cấp cao của tổng thống Nga - cho biết hiện Hạm đội Baltic của Nga đang “củng cố vị trí” ở...

Theo Minh Đức (Maritime Executive, Defense Mirror) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Tin tức Nga

Xem Thêm