Chia sẻ

Mối quan hệ gây tranh cãi giữa Đại học Harvard và Trung Quốc

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Trung Quốc khẳng định hợp tác giáo dục giữa nước này và Mỹ mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Mối quan hệ giữa Đại học Harvard và Trung Quốc trở thành tâm điểm chú ý sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gia tăng chỉ trích trường này đang bị ảnh hưởng bởi các hoạt động do Bắc Kinh hậu thuẫn.

Những lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Đại học Harvard không phải là điều mới. Một số nhà lập pháp Mỹ, chủ yếu là người Đảng Cộng hòa, đã bày tỏ lo ngại rằng Bắc Kinh đang thao túng Harvard để tiếp cận công nghệ tiên tiến, tuyển mộ nhân tài, né tránh luật an ninh quốc gia và các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ...

Mối quan hệ giữa Đại học Harvard và Bắc Kinh - gồm các đối tác nghiên cứu và các trung tâm học thuật chuyên về Trung Quốc - đã được thiết lập từ lâu, từng mang lại cho trường những khoản tài trợ lớn, ảnh hưởng và uy tín quốc tế.

Một buổi lễ tốt nghiệp tại Đại học Harvard. Ảnh: Facebook

Một buổi lễ tốt nghiệp tại Đại học Harvard. Ảnh: Facebook

Sự hiện diện của sinh viên Trung Quốc tại Đại học Harvard và các mối liên hệ của trường này và Bắc Kinh không phải là bằng chứng của sai phạm. Tuy nhiên, sự phức tạp và chồng chéo của các mối liên kết này lại không đủ minh bạch, dẫn đến sự chú ý và chỉ trích.

Chẳng hạn, theo giới chức Mỹ, Harvard đã cung cấp chương trình đào tạo về y tế công cộng cho các quan chức thuộc Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC) sau năm 2020, thời điểm Mỹ trừng phạt XPCC vì vai trò của họ trong các cáo buộc vi phạm nhân quyền. Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết các chương trình hợp tác giữa Harvard và XPCC vẫn tiếp tục đến ít nhất là năm 2024.

Hồi năm 2021, cựu giáo sư Đại học Harvard Charles Lieber bị kết tội khai man với nhà chức trách liên bang về mối liên hệ với các chương trình nghiên cứu của Trung Quốc. Vụ việc đã làm gia tăng lo ngại về hoạt động gián điệp và các mối quan hệ tài chính ngầm.

Đáng chú ý, ông Lieber trở thành giảng viên tại một trường đại học ở Trung Quốc vào cuối tháng rồi.

Ông Charles Lieber, cựu giáo sư Đại học Harvard. Ảnh: AP

Ông Charles Lieber, cựu giáo sư Đại học Harvard. Ảnh: AP

Sinh viên, giảng viên và các thành viên trong cộng đồng Đại học Harvard biểu tình hôm 17-4 tại TP Cambridge, bang Massachusetts - Mỹ. Ảnh: AP

Sinh viên, giảng viên và các thành viên trong cộng đồng Đại học Harvard biểu tình hôm 17-4 tại TP Cambridge, bang Massachusetts - Mỹ. Ảnh: AP

Áp lực đối với Harvard ngày càng lớn trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump. Hồi tháng 4, Bộ Giáo dục Mỹ đã yêu cầu trường này cung cấp hồ sơ về các nguồn tài trợ từ nước ngoài.

Vào tuần rồi, chính quyền ông Donald Trump đã thu hồi quyền tuyển sinh quốc tế của Đại học Harvard, dẫn đến sự chỉ trích của Trung Quốc về hành động “chính trị hóa” các hoạt động trao đổi giáo dục.

Theo AP, Bắc Kinh cho rằng bước đi cấm sinh viên quốc tế theo học tại Đại học Harvard sẽ làm tổn hại đến vị thế quốc tế của Washington, đồng thời nhấn mạnh hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Mỹ mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc nghi ngờ liệu Mỹ có còn là điểm đến hàng đầu cho sinh viên quốc tế hay không, cũng như khuyên họ nên cân nhắc các lựa chọn khác.

Hai nhóm sinh viên quốc tế lớn nhất tại Đại học Harvard đến từ Trung Quốc và Ấn Độ. Theo dữ liệu của trường, trong năm 2024, Harvard tiếp nhận tổng cộng 6.703 sinh viên quốc tế, trong đó có 1.203 sinh viên đến từ Trung Quốc và 788 sinh viên đến từ Ấn Độ.

Một thẩm phán Mỹ đã tạm thời ngăn chặn việc chính quyền Tổng thống Donald Trump thu hồi quyền xét tuyển sinh viên nước...

Theo Hoàng Phương ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Donald Trump

Xem Thêm