Chia sẻ

Lập trường mới của ông Trump trong xung đột Nga - Ukraine

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Sau cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Donald Trump tuyên bố để Nga và Ukraine tự giải quyết xung đột. Việc ông Trump ngừng nỗ lực gây áp lực lên Moscow đang khiến châu Âu rơi vào thế bị chia rẽ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump coi cuộc xung đột ở Ukraine là vấn đề lẽ ra Mỹ không nên can dự. Ảnh: NYT.

Tổng thống Mỹ Donald Trump coi cuộc xung đột ở Ukraine là vấn đề lẽ ra Mỹ không nên can dự. Ảnh: NYT.

Trong nhiều tháng, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông có thể chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong 24 giờ. Tuy nhiên, sau cuộc điện đàm hôm thứ Hai với Tổng thống Nga Putin, ông Trump đã báo cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và các lãnh đạo châu Âu rằng Nga và Ukraine “phải tự tìm cách kết thúc xung đột”. Theo tờ New York Times (NYT), thông điệp này cho thấy ông Trump đang rút lui khỏi tiến trình hoà đàm từng được chính ông thúc đẩy.

Lập trường mới của ông Trump

6 quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ, ông Trump đã từ chối tham gia nỗ lực trừng phạt mới nhằm vào Nga, bất chấp việc trước đó chính ông từng cảnh báo sẽ áp đặt thêm lệnh cấm vận nếu Nga không đồng ý ngừng bắn. "Nếu lệnh ngừng bắn không được tôn trọng, Mỹ và các đối tác sẽ áp thêm trừng phạt", ông từng viết trên mạng xã hội Truth vào ngày 8/5.

Nhưng sau cuộc gọi với ông Putin, tất cả những cam kết đó đều tan biến. Theo các quan chức châu Âu, thông điệp mà họ nhận được từ ông Trump là: đừng trông đợi Mỹ cùng họ gây thêm áp lực tài chính với Nga.

Cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine, bà Bridget A. Brink, nói chính quyền ông Trump đang có những dấu hiệu rõ ràng của sự “nhượng bộ”.

Tuyên bố mới nhất của ông Trump được hiểu là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang rút khỏi vai trò chính trong việc hỗ trợ Ukraine về ngoại giao, vũ khí và trừng phạt kinh tế – ba trụ cột chính trong chính sách đối ngoại của phương Tây kể từ năm 2022.

Dù vậy, một số quan chức Mỹ như Ngoại trưởng Marco Rubio khẳng định các biện pháp trừng phạt hiện có với Nga vẫn còn hiệu lực, và Mỹ vẫn cung cấp vũ khí cho Ukraine ở một mức độ nào đó. “Khi thức dậy sáng nay, Nga vẫn đang chịu các lệnh trừng phạt như cũ”, ông Rubio nói trong phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.

Thay đổi trọng tâm?

Sau khi rút khỏi vai trò trung gian, ông Trump đã chuyển trọng tâm sang tiềm năng hợp tác kinh tế với Nga. “Nga muốn làm ăn lớn với Mỹ sau khi cuộc xung đột thảm khốc này kết thúc, và tôi đồng ý”, ông Trump viết trên mạng xã hội Truth. “Tiềm năng của Nga là vô hạn”.

Các cuộc trò chuyện giữa ông Trump và ông Putin thời gian qua – theo những người nắm rõ nội dung – chuyển sang xoay quanh khả năng khôi phục quan hệ kinh tế song phương, nhất là trong các lĩnh vực như năng lượng và khoáng sản quý hiếm.

Một quan chức cấp cao châu Âu cho biết: “Ông Trump chưa bao giờ thực sự quan tâm đến việc tham gia trừng phạt Nga. Những lời cảnh báo của ông ấy có vẻ chỉ để cho có”.

Liên minh rạn nứt, châu Âu tự hành động

Theo NYT, đúng như tính toán của ông Putin, NATO đang bắt đầu lộ ra rạn nứt. Hôm 20/5, Anh công bố loạt trừng phạt mới nhắm vào các lĩnh vực quân sự, năng lượng và tài chính của Nga sau khi Moscow tiếp tục sử dụng máy bay không người lái (UAV) tập kích  các thành phố Ukraine. Ngoại trưởng Anh David Lammy chỉ trích Moscow và kêu gọi một lệnh ngừng bắn vô điều kiện.

Thông cáo của chính phủ Anh không đề cập tới Mỹ, mà nhấn mạnh Liên minh châu Âu sẽ áp đặt gói trừng phạt thứ 17 nhằm buộc Nga phải đối thoại hòa bình.

Mâu thuẫn giữa Mỹ và châu Âu về cách hỗ trợ Ukraine dự kiến sẽ bùng nổ tại hai hội nghị thượng đỉnh sắp tới: G7 tại Canada vào giữa tháng 6 và NATO tại Hà Lan một tuần sau đó. Tại đây, vai trò thực sự của Mỹ – và cam kết của ông Trump với đồng minh NATO – sẽ bị đặt dưới ánh đèn soi xét, theo NYT.

Trung Quốc kêu gọi giải pháp chính trị cho xung đột Ukraine, ủng hộ đối thoại Nga-Ukraine và cam kết tiếp tục vai trò...

Theo Đăng Nguyễn - NYT ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Xung đột Nga - Ukraine

Xem Thêm