Điểm nóng xung đột ngày 18-5: Mỹ có ý định rút hàng ngàn quân khỏi châu Âu?
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét khả năng rút hàng chục ngàn quân khỏi châu Âu sau hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới.
Thông tin trên vừa được đại sứ Mỹ tại NATO Matthew Whitaker tiết lộ, thêm rằng vấn đề sẽ được thảo luận sau hội nghị thượng đỉnh của khối diễn ra tại The Hague -Hà Lan vào tháng 6 tới.
"Tất cả đồng minh trong khối NATO đều đã sẵn sàng cho những cuộc thảo luận này" - Telegraph dẫn tuyên bố từ đại sứ Whitaker nhưng cũng nhấn mạnh "vẫn chưa có quyết định cuối cùng".
Tiết lộ từ quan chức Washington diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump nhiều lần chỉ trích các nước NATO không đáp ứng mức chi tiêu quốc phòng tối thiểu 2% GDP, cho rằng sự chênh lệch này tạo ra gánh nặng không công bằng cho nước Mỹ.
Hình ảnh binh sĩ và khí tài Mỹ đang hoạt động tại Đức. Ảnh: EPA-EFE
Telegraph hồi tháng 3 từng tiết lộ ông chủ Nhà Trắng đang cân nhắc rút khoảng 35.000 binh sĩ đang đồn trú tại Đức. Washington hiện có khoảng 160.000 quân nhân phục vụ ở nước ngoài, trong đó phần đáng kể được triển khai trên lãnh thổ Berlin.
Việc rút quân được cho là một phần trong kế hoạch của chính quyền Mỹ nhằm định hình lại sự tham gia của NATO theo hướng ưu tiên các quốc gia thành viên có chi tiêu quốc phòng cao hơn.
Sự không chắc chắn trong các cam kết của Washington đối với NATO đang làm dấy lên nhiều lo ngại trong giới lãnh đạo châu Âu.
Thực tế, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth hồi tháng 2 đã thẳng thắn nói "những thực tế chiến lược nghiệt ngã khiến Mỹ không thể tiếp tục tập trung vào an ninh của châu Âu".
Khoảng 1 tháng sau đó, tạp chí The Atlantic lại tiết lộ thêm rằng ông Hegseth và Phó Tổng thống JD Vance đã bày tỏ sự bất mãn với các đồng minh châu Âu trong một nhóm trò chuyện nội bộ. Thậm chí, Bộ trưởng Hegseth còn nặng lời gọi các nước châu Âu là "kẻ ăn bám quốc phòng".
Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ đầu từng ra lệnh rút gần 12.000 binh sĩ khỏi Đức, nơi Mỹ có một số cơ sở quân sự lớn bao gồm Căn cứ Không quân Ramstein, trụ sở của Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch này sau đó bị Tổng thống Joe Biden đình chỉ sau những phản ứng mạnh mẽ từ các nhà lập pháp Mỹ.
Tất cả những diễn biến trên đã làm dấy lên lo ngại về cam kết của Mỹ đối với NATO, đặc biệt trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump nhiều lần bóng gió sẽ không bảo vệ các quốc gia thành viên chi tiêu quá ít cho quốc phòng, cũng như thể hiện sự miễn cưỡng trong việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong xung đột với Nga.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo các tối hậu thư từ phương Tây sẽ không giúp giải quyết xung...