alex-vs-alexander
Roland Garros
Alex De Minaur
2
Alexander Bublik
3
mirra-vs-ashlyn
Roland Garros
Mirra Andreeva
2
Ashlyn Krueger
0
ann-vs-jessica
Roland Garros
Ann Li
0
Jessica Pegula
2
alexander-vs-jesper
Roland Garros
Alexander Zverev
3
Jesper De Jong
1
andrey-vs-adam
Roland Garros
Andrey Rublev
3
Adam Walton
0
jannik-vs-richard
Roland Garros
Jannik Sinner
3
Richard Gasquet
0
flavio-vs-matteo
Roland Garros
Flavio Cobolli
3
Matteo Arnaldi
1
elena-gabriela-vs-paula
Roland Garros
Elena-Gabriela Ruse
1
Paula Badosa
2
corentin-vs-novak
Roland Garros
Corentin Moutet
0
Novak Djokovic
3
cameron-vs-federico-agustin
Roland Garros
Cameron Norrie
3
Federico Agustin Gomez
0
joao-vs-pierre-hugues
Roland Garros
Joao Fonseca
3
Pierre-Hugues Herbert
0
madison-vs-katie
Roland Garros
Madison Keys
2
Katie Boulter
0
denis-vs-filip
Roland Garros
Denis Shapovalov
2
Filip Misolic
3
victoria-vs-sofia
Roland Garros
Victoria Azarenka
0
Sofia Kenin
2
gael-vs-jack
Roland Garros
Gael Monfils
1
Jack Draper
2
Chia sẻ

Nhi Yến vượt tranh cãi "nam giả nữ", giành huy chương điền kinh châu Á

Sự kiện: Thể thao

(Tin thể thao) Bỏ lại sau lưng những lùm xùm về việc “nam giả nữ”, chân chạy 19 tuổi Trần Thị Nhi Yến mang về tấm huy chương đầu tiên cho điền kinh Việt Nam tại giải vô địch châu Á 2025.

Nhi Yến mang về huy chương đầu tiên cho điền kinh Việt Nam

Phần thi chung kết 100m nữ của Nhi Yến

Tại chung kết nội dung 100m nữ giải vô địch điền kinh châu Á 2025 diễn ra vào chiều tối ngày 28/5 tại thành phố Gumi (Hàn Quốc), chân chạy trẻ Trần Thị Nhi Yến đã giành huy chương đồng với thành tích 11 giây 54. Đây là tấm huy chương đầu tiên của điền kinh Việt Nam tại giải châu lục năm nay.

Nhi Yến vượt tranh cãi "nam giả nữ", giành huy chương điền kinh châu Á - 1

Nhi Yến giành HCĐ nội dung 100m nữ

Nhi Yến giành HCĐ nội dung 100m nữ

Người về nhất ở nội dung này là Liang Xiaojing (Trung Quốc) với thời gian 11 giây 37. Trong khi đó, Shanti Pereira (Singapore) về nhì với thông số 11 giây 41. Thành tích tốt nhất trong sự nghiệp của Nhi Yến ở cự ly 100m là 11 giây 40, ngang bằng kỷ lục trẻ quốc gia hiện tại.

Tấm HCĐ của Nhi Yến là rất đáng khen ngợi khi cô vượt qua 2 chân chạy kỳ cựu của Nhật Bản là Aiha Yamagata (11 giây 66), Midori Mikase (11 giây 74). Chân chạy 19 tuổi của Việt Nam cũng cho thấy tâm lý vững vàng khi mà trước đó, cô bị vướng vào lùm xùm khi một số VĐV nước ngoài đã tung hình ảnh lên mạng xã hội, ám chỉ Nhi Yến là "nam giả nữ" sau vòng loại diễn ra trước đó 1 ngày.

Liang Xiaojing giành HCV

Liang Xiaojing giành HCV

Dù vậy đến thời điểm này, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học hay xác nhận chính thức nào từ ban tổ chức giải, Liên đoàn Điền kinh châu Á hay các tổ chức thể thao quốc tế về nghi vấn này. Thậm chí hành vi tố cáo dựa trên cảm tính cá nhân còn bị xem là thiếu tôn trọng đối thủ, làm tổn hại hình ảnh thể thao.

Dàn hot girl điền kinh Việt Nam vào chung kết

Cũng trong ngày thi đấu 28/5, một số đại diện khác của điền kinh Việt Nam cũng bước vào tranh tài. Hot girl Huỳnh Thị Mỹ Tiên giành quyền vào chung kết 100m rào nữ với thời gian 13 giây 51. Song song đó, Trần Thị Loan cũng giành quyền vào chung kết nội dung nhảy xa với thành tích 6m05.

Nhi Yến vượt tranh cãi "nam giả nữ", giành huy chương điền kinh châu Á - 4

VĐV Trần Thị Loan

VĐV Trần Thị Loan

Huỳnh Thị Mỹ Tiên vào chung kết 100m rào

Huỳnh Thị Mỹ Tiên vào chung kết 100m rào

Nhi Yến vượt tranh cãi "nam giả nữ", giành huy chương điền kinh châu Á - 7

Thành tích của Nguyễn Thị Oanh và Hoàng Thị Ngọc

Thành tích của Nguyễn Thị Oanh và Hoàng Thị Ngọc

Đáng tiếc ở nội dung 1500m nữ diễn ra chiều cùng ngày, “cô gái vàng” Nguyễn Thị Oanh chỉ về thứ 7 với thời gian 4 phút 20 giây 02. Trong khi đó, Hoàng Thị Ngọc (53 giây 12) chỉ về thứ 5 ở chung kết 400m nữ.

Giải điền kinh châu Á 2025: Bài kiểm tra ở sân chơi lớn

Giải vô địch điền kinh châu Á 2025 diễn ra từ ngày 27 đến 31/5 tại Gumi (Hàn Quốc), quy tụ các VĐV xuất sắc nhất từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đoàn Việt Nam tham dự với 17 vận động viên, tranh tài ở nhiều nội dung từ tốc độ, trung bình, vượt chướng ngại vật, nhảy xa, nhảy cao, đến tiếp sức 4x400m nữ và hỗn hợp nam-nữ. 

Đây là giải đấu đỉnh cao của điền kinh châu lục, là nơi kiểm tra năng lực thực sự của các VĐV trọng điểm trước thềm ASIAD 2026 và Olympic Paris 2024.

Trong lịch sử, điền kinh Việt Nam từng giành tổng cộng 8 HCV, 4 HCB, 7 HCĐ tại các kỳ giải vô địch châu Á, nổi bật nhất là tấm HCV tiếp sức 4x400m nữ năm 2023. Năm nay, mục tiêu của đội tuyển là bảo vệ tấm HCV tiếp sức nữ và phấn đấu giành huy chương ở nhiều nội dung cá nhân.

Danh sách vận động viên và nội dung thi đấu:

Nguyễn Thị Oanh – 1.500m, 5.000m

Nguyễn Trung Cường – 3.000m chướng ngại vật

Sầm Văn Đời, Lương Đức Phước – 800m, 1.500m

Nguyễn Thị Thu Hà – 800m, 1.500m

Lê Ngọc Phúc, Tạ Ngọc Tưởng – 400m, 4x400m hỗn hợp nam nữ

Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Thị Hằng, Hoàng Thị Minh Hạnh – 4x400m nữ, 4x400m hỗn hợp nam nữ

Quách Thị Lan – 400m rào, 4x400m hỗn hợp nam nữ

Trần Thị Nhi Yến – 100m, 200m, 4x400m hỗn hợp nam nữ

Huỳnh Thị Mỹ Tiên – 100m rào

Bùi Thị Kim Anh – Nhảy cao

Vũ Thị Ngọc Hà, Trần Thị Loan – Nhảy xa

Nguyễn Thị Hường, Trần Thị Loan – Nhảy ba bước

(Tin thể thao, tin điền kinh) Nhi Yến đã trải qua nhiều lần kiểm tra, tham dự các giải đấu lớn nhưng vẫn bị nghi ngờ.

Theo Lê Phong ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Thể thao

Xem Thêm