Chia sẻ

Chuyên gia truyền nhiễm chỉ ra điều cần lưu ý nhất khi COVID-19 trở lại lần này

Sự kiện: Tin tức COVID-19
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Theo chuyên gia, dù chưa ghi nhận bệnh nhân nặng hay gặp biến chứng do COVID-19 gây ra, tuy nhiên, COVID-19 trở lại đúng vào thời điểm dịch sởi cũng đang bùng phát. Điều này khiến các ca mắc COVID-19 có thể nguy hiểm hơn và dễ gặp biến chứng nặng hơn.

COVID-19 trở lại trùng với đợt bùng phát dịch sởi

Tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, COVID-19 đã được coi là bệnh lưu hành, được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B, cùng nhóm với bệnh cúm. Tuy nhiên, sự xuất hiện các biến thể mới của COVID-19 có khả năng lây lan mạnh đang làm dấy lên lo ngại về COVID 19 trở lại.

Theo các chuyên gia, trong những tuần gần đây, các ca COVID-19 được ghi nhận trở lại ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh xung quanh hai thành phố lớn này. Điều này tương đồng với việc COVID-19 xuất hiện trở lại ở các nước khu vực Đông Nam Á, đặc biệt bùng phát khá mạnh ở Thái Lan và một số nước láng giềng.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, TS.BS Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn cho biết, từ cuối tháng 4/2025, Bệnh viện bắt đầu ghi nhận những ca COVID-19 đến khám và điều trị. Đặc biệt, số ca COVID-19 ở những tuần gần đây tăng nhanh hơn so với những tuần trước đó. Các ca COVID-19 đến khám tại bệnh viện chủ yếu là những tình trạng COVID-19 đơn thuần, chưa ghi nhận bệnh nhân nặng hay có biến chứng do COVID-19 gây ra.

Trong những tuần gần đây, nước ta ghi nhận các ca mắc COVID-19 quay trở lại. Ảnh: BV Thanh Nhàn

Trong những tuần gần đây, nước ta ghi nhận các ca mắc COVID-19 quay trở lại. Ảnh: BV Thanh Nhàn

Theo TS.BS Lê Kiến Ngãi, thời gian bùng phát của COVID-19 năm nay khá tương đồng với thời gian bùng phát COVID-19 của năm 2024 (từ tháng 5 đến hết tháng 9). Theo đó, thời điểm đỉnh của đợt bùng phát năm 2024, có tuần, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận khoảng 400 ca COVID-19 dương tính. Vì vậy, vị chuyên gia này cho rằng, ở thời điểm hiện tại, chúng ta không nên quá lo lắng về số ca mắc COVID-19 được ghi nhận trong thời gian qua.

Lý giải về nguyên nhân COVID-19 quay trở lại, TS Ngãi cho biết, đối với bất kỳ một bệnh truyền nhiễm nào, khi miễn dịch trong cộng đồng giảm đi, bệnh sẽ có cơ hội quay trở lại và COVID-19 cũng không ngoại lệ. Thêm vào đó, tần suất giao lưu, tiếp xúc trong kỳ nghỉ lễ dài vừa qua cũng là nguyên nhân khiến bệnh có khả năng lây lan. Đặc biệt, khi các quốc gia láng giềng gia tăng số ca mắc COVID-19 thì Việt Nam hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng.

Đáng chú ý, một điều quan trọng được TS.BS Lê Kiến Ngãi nhấn mạnh tới cộng đồng là đợt COVID-19 bùng phát lần này đang trùng với đợt gia tăng các ca mắc sởi. Trong khi đó, bệnh sởi có đặc điểm tấn công vào hệ miễn dịch, làm suy giảm nghiêm trọng sức đề kháng của người bệnh. Điều này khiến các bệnh truyền nhiễm khác dễ dàng tấn công gây bệnh ở những người vừa mắc sởi, trong đó có COVID-19.

"Thực tế, thời gian vừa qua, chúng tôi đã ghi nhận trong số các ca COVID-19 dương tính được điều trị tại bệnh viện thì có những trường hợp vừa mắc sởi trước đó. Như vậy, điều tôi muốn lưu ý nhất trong mùa dịch năm nay là COVID-19 bùng phát đúng vào thời điểm mà sởi cũng đang bùng phát. Nó khiến các ca mắc COVID-19 có thể nguy hiểm hơn và dễ gặp biến chứng nặng hơn do hệ miễn dịch đã suy giảm rất nhiều do sởi trước đó", TS Lê Kiến Ngãi nhấn mạnh.

Làm gì để phòng ngừa COVID-19?

Theo TS Ngãi, tác nhân SARS-CoV-2 gây ra đợt bùng phát COVID-19 năm 2025 đều là các biến thể phụ của biến chủng Omicron, ghi nhận đó là các biến thể XBB.1.16, XBB.1.5 và nhóm biến chủng XEC.

TS.BS Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương.

TS.BS Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Trong đó, các biến chủng như XBB đã được các dữ liệu thống kê về dịch tễ tại Việt Nam công bố, còn biến chủng XEC chủ yếu được ghi nhận ở các quốc gia láng giềng như Thái Lan. Hiện hệ thống giám sát dịch tễ của Bộ Y tế đang điều tra, giám sát để có cảnh báo về biến chủng này.

TS Ngãi cho biết thêm, theo dữ liệu thống kê, biến chủng XEC không có tính đột biến về khả năng gây bệnh nhưng có tính chất lây lan nhanh hơn, mạnh hơn rất nhiều so với các cái biến chủng cũ của Omicron. Đây cũng là một điểm lưu ý bởi trong bối cảnh các hoạt động đã trở lại bình thường, kết hợp với các đợt bùng phát các bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh sởi thì biến chủng mới lây lan nhanh hoàn toàn có thể gây ra nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng.

Vì vậy, vị chuyên gia này khuyến cáo, người dân cần cảnh giác, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để đối mặt với dịch bệnh. "Chúng ta không quá lo lắng, không hoang mang, nhưng biết những đặc thù của đợt bùng phát dịch lần này để có giải pháp ứng phó kịp thời là điều cần thiết và quan trọng", TS Ngãi nhấn mạnh.

Để chủ động phòng, chống bệnh COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế.

2. Hạn chế tụ tập nơi đông người (nếu không cần thiết).

3. Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý.

5. Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời…

Người dân đến và về từ các nước có số ca mắc COVID-19 cao cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe để phòng, chống COVID-19 cho bản thân, gia đình và người tiếp xúc gần.

TP HCM có 79 ca mắc COVID-19; thấp hơn nhiều so cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, khoảng 2-3 tuần gần đây, TP ghi nhận số ca...

Theo Nguyễn Mai ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Tin tức COVID-19

Xem Thêm