Chia sẻ

4 loại đồ uống phổ biến 'góp phần' gây ung thư

Sự kiện: Ung thư
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Đồ uống có đường, chứa cồn, món nước nóng trên 65 độ C... đều tiềm ẩn nguy cơ ung thư, dựa theo các nghiên cứu khoa học.

Ảnh: Cookpad

Ảnh: Cookpad

Đồ uống có đường

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Circulation, nước ngọt và các loại đồ uống chứa đường có thể gây ra khoảng 6.450 ca tử vong do ung thư mỗi năm. Một khảo sát khác của Đại học Minnesota (Mỹ) trên 60.524 người tại Singapore trong 14 năm cho thấy, những người uống từ hai chai nước ngọt trở lên mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 87% so với người không uống.

Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng lượng đường cao trong đồ uống làm tăng chỉ số đường huyết, dẫn tới tình trạng kháng insulin và sự gia tăng yếu tố IGF-1 – yếu tố có thể thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư.

Đồ uống có cồn

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp rượu vào nhóm chất gây ung thư loại 1. Rượu gây ra hơn 3 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu, chiếm khoảng 5,3% tổng số ca tử vong, trong đó 13% liên quan đến ung thư, theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ.

Chất acetaldehyde – sản phẩm chuyển hóa của rượu trong gan – có thể phá hủy cơ chế sửa chữa DNA, gây đột biến gen. Nó đặc biệt có hại cho người Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc), theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế IARC. Lý do bởi người Đông Á được xác định có khả năng chuyển hóa rượu kém do thiếu enzym, làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản và các loại ung thư vùng đầu cổ.

Đồ uống nóng trên 65°C

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO xếp đồ uống nóng trên 65°C vào nhóm chất có khả năng gây ung thư (nhóm 2A). Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy, nguy cơ ung thư thực quản cao gấp tám lần ở những người thường xuyên uống trà "rất nóng" so với người uống trà ấm hoặc nguội.

Nguyên nhân là do nhiệt độ cao gây tổn thương niêm mạc thực quản lặp đi lặp lại, dẫn tới viêm mãn tính và sự tăng sinh tế bào bất thường.

Nước ép trái cây có đường lẫn nước ép trái cây tự nhiên

Dù thường được xem là lựa chọn lành mạnh, nước ép trái cây – cả loại có đường lẫn nguyên chất – đều có thể làm tăng nguy cơ ung thư nếu tiêu thụ thường xuyên.

Một phân tích tổng hợp 21 nghiên cứu được đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ chỉ ra rằng, việc tiêu thụ nhiều đồ uống có đường bổ sung (SSB), bao gồm nước ngọt, nước trái cây cô đặc và các loại nước ép có thêm đường, làm tăng 10% nguy cơ mắc ung thư và 6% nguy cơ tử vong do ung thư.

Ngay cả nước ép trái cây 100% tự nhiên – không thêm đường – cũng không hoàn toàn vô hại. Một phân tích tổng hợp từ 16 nghiên cứu theo dõi dài hạn cho thấy, tiêu thụ 250 ml nước ép mỗi ngày làm tăng 31% nguy cơ ung thư nói chung, 22% nguy cơ u hắc tố, 2% nguy cơ ung thư biểu mô tế bào vảy và 28% nguy cơ ung thư tuyến giáp.

Nguyên nhân chính là do nước ép trái cây, dù tự nhiên, đã bị loại bỏ chất xơ. Khi đường fructose được hấp thụ nhanh chóng, gan chuyển hóa thành chất béo, kích thích phản ứng viêm và góp phần hình thành khối u.

Thịt chế biến sẵn, đồ nướng, đồ chiên, đồ uống nhiều đường... đều là các thực phẩm mà tế bào ung thư yêu thích.

Theo Hằng Trần (Theo UDN, NLM) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Ung thư

Xem Thêm