Chia sẻ

Đề xuất miễn học phí cho học sinh công lập, học sinh tư thục được hỗ trợ

Sự kiện: Giáo dục
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Việc miễn học phí cho học sinh công lập cả nước dự kiến được áp dụng từ năm học 2025 - 2026, ngoài ra bổ sung thêm đối tượng hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục.

Sáng 22/5, Chính phủ trình Quốc hội tờ trình dự thảo Nghị quyết về về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Ngoài ra, Nghị quyết bổ sung thêm đối tượng hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục. Mức hỗ trợ đóng học phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Chính phủ đề xuất sẽ áp dụng chính sách từ năm học 2025 - 2026.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: QH

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: QH

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết việc bổ sung diện miễn, hỗ trợ học phí thể hiện sự ưu việt của chế độ, đảm bảo tính thực thi thống nhất trong chính sách, công bằng trong tiếp cận giáo dục. Quy định này phù hợp với Hiến pháp, Luật Giáo dục và chủ trương của Bộ Chính trị.

Ước tính tổng kinh phí để thực hiện chính sách miễn và hỗ trợ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết lớp 12 trên cả nước từ ngày 1-9-2025 là 30.000 tỉ đồng. Trong đó, khối công lập là 28,7 ngàn tỉ đồng; Khối dân lập, tư thục là 1,9 ngàn tỉ đồng. Như vậy, để triển khai đầy đủ chủ trương mở rộng miễn giảm và hỗ trợ học phí theo kết luận của Bộ Chính trị, ngân sách nhà nước cần tăng thêm 8.200 tỉ đồng.

Chính phủ sẽ ban hành cơ chế, chính sách để thực hiện Nghị quyết. Các nội dung cần được quy định cụ thể trong cơ chế, chính sách, gồm đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban tán thành sự cần thiết ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội cũng nhấn mạnh, đây là bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa công bằng giáo dục, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho thế hệ trẻ.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh.

Cơ quan thẩm tra cơ bản nhất trí với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo Nghị quyết; tán thành giao Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách để thực hiện Nghị quyết. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị rà soát đối tượng thụ hưởng của dự thảo Nghị quyết, tránh trùng lặp với đối tượng đã được pháp luật quy định để quản lý chặt chẽ nguồn lực đầu tư.

Cùng với đó, qua lấy ý kiến một số thành viên cơ quan thẩm tra cho rằng pháp luật chưa quy định miễn học phí cho người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục thường xuyên. Chính sách này cũng chưa được quy định cho trẻ em mầm non trong cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục ở địa bàn đủ trường công lập; học sinh THCS, THPT trong cơ sở giáo dục tư thục.

Vì vậy, Ủy ban Văn hóa và Xã hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát các diện thụ hưởng chính sách. Trong trường hợp mở rộng thêm, Chính phủ cần báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến kết luận để Quốc hội có căn cứ thể chế hóa, quyết định và tổ chức thực hiện.

Sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra, các đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận về vấn đề phổ cập giáo dục mầm...

Theo Lê Bảo - Dương Tú ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Giáo dục

Xem Thêm