Chia sẻ

Viết thư từ chức trên giấy vệ sinh: Nhân viên “phản đòn” công ty đối xử tệ

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Lá thư từ chức viết trên giấy vệ sinh của một nhân viên ở Singapore đã gây chấn động cộng đồng mạng, mở ra cuộc thảo luận về cách các công ty đối xử với nhân viên.

Một lá thư từ chức viết trên giấy vệ sinh đã khiến cộng đồng mạng xôn xao và làm dấy lên lời kêu gọi mạnh mẽ từ một chuyên gia săn đầu người ở Singapore: "Các công ty cần thay đổi cách đối xử với nhân viên để xây dựng môi trường làm việc lành mạnh hơn".

Mới đây, Angela Yeoh là một chuyên gia săn đầu người nổi tiếng ở Singapore, vừa chia sẻ một câu chuyện gây chấn động trên mạng xã hội LinkedIn. Một nhân viên đã quyết định từ chức theo cách đặc biệt: viết thư xin nghỉ trên giấy vệ sinh. Hành động này được xem như một phản ứng mạnh mẽ đối với cách mà công ty đã đối xử với anh.

Angela Yeoh chia sẻ lá thư gây sốc của một nhân viên.

Angela Yeoh chia sẻ lá thư gây sốc của một nhân viên.

Người nhân viên này chia sẻ: “Tôi cảm thấy như giấy vệ sinh, được sử dụng khi cần, rồi bị vứt bỏ không chút đắn đo”. Câu nói này đã thu hút sự chú ý và tạo ra nhiều tranh luận về văn hóa làm việc và sự tôn trọng trong môi trường công sở.

Câu nói đầy ám ảnh đã khiến Angela suy ngẫm sâu sắc về văn hóa công sở. Cô chia sẻ: “Lời nói ấy cứ vang vọng trong tôi. Nó không chỉ là lý do anh ấy rời đi, mà còn là lời cảnh báo cho các công ty về cách họ đang đối xử với nhân viên”.

Angela không chỉ đơn thuần kể lại câu chuyện, mà còn gửi gắm thông điệp quan trọng đến các nhà tuyển dụng. Cô nhấn mạnh: “Hãy để nhân viên cảm thấy được trân trọng thực sự. Khi họ rời đi, hãy để họ mang theo lòng biết ơn thay vì oán giận. Đó mới chính là minh chứng cho một văn hóa công ty đáng tự hào”.

Cô nhấn mạnh rằng, trân trọng không chỉ giúp giữ chân nhân viên mà còn thể hiện giá trị con người. “Nếu nhân viên ra đi với cảm giác bị xem nhẹ, công ty cần nhìn lại chính mình. Chỉ một thay đổi nhỏ trong cách thể hiện sự trân trọng cũng có thể tạo nên khác biệt lớn. Hãy hành động ngay hôm nay”, Angela kêu gọi.

Bài đăng của Angela nhanh chóng thu hút hàng ngàn lượt tương tác trên LinkedIn. Nhiều người bày tỏ sự đồng cảm với nhân viên từ chức, đồng thời kêu gọi các công ty cải thiện môi trường làm việc. “Đã đến lúc các lãnh đạo phải lắng nghe và thay đổi”, một bình luận viết. Một số khác chia sẻ câu chuyện của chính mình, kể về cảm giác bị xem thường ở nơi làm việc.

Vụ việc không chỉ là câu chuyện về một lá thư từ chức độc lạ. Nó là hồi chuông cảnh báo rằng, nhân viên ngày nay không chỉ tìm kiếm lương thưởng, mà còn cần sự tôn trọng và công nhận.

Trong bối cảnh cạnh tranh nhân tài ngày càng khốc liệt, các công ty không thể thờ ơ với văn hóa công sở. Một môi trường làm việc tích cực không chỉ giữ chân nhân viên mà còn nâng cao uy tín thương hiệu. 

Cô Lý đã phải đối mặt với chứng trầm cảm nghiêm trọng sau khi liên tục bị sếp quở trách. Tình trạng này đã khiến cô rơi...

Theo Phan Hằng - WOB ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Công sở và những áp lực

Xem Thêm